Phần cắt của dao phay phủ TiAlN sau khi gia công ở chế độ cắt xác định được đưa lên máy cắt dây tia lửa điện CW-322S cắt thành mẫu nhỏ nhằm nghiên cứu cơ chế mòn. Các mẫu được làm sạch bằng máy siêu âm và khảo sát mòn trên kính hiển vi điện tử Hitachi TM-1000 có độ phóng đại 10000 tại Khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thái nguyên. Kết quả về mòn dao được thể hiện ở hình sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
a) b)
c) d)
Hình 4.7. Ảnh SEM chụp mòn mặt sau của dao sau khi gia công ở chế độ cắt v = 40(m/ph), s = 110(m/ph) với thời gian cắt T = 18,7(ph)
a) b)
Hình 4.8.Ảnh SEM chụp mòn mặt sau của dao sau khi gia công ở chế độ cắt v = 80(m/ph), s = 200(m/ph) với thời gian cắt T = 10(ph)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy có thể thấy mòn dụng cụ xảy ra chủ yếu ở mặt sau của lưỡi cắt sau khi một phần lớp phủ bị phá hủy, mòn xảy ra rất nhanh theo cơ chế mòn do cào xước do biến dạng dẻo và mòn do dính. Sau khi lớp phủ trên mặt sau của lưỡi cắt chính bị vỡ, tiếp xúc kim loại - kim loại là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ ở vùng lưỡi cắt, làm giảm độ cứng ở lưỡi cắt và lưỡi cắt bị phá hủy theo cơ chế biến dạng dẻo.
a) b)
c) d)
Hình 4.9 Ảnh SEM chụp chất lượng bề mặt gia công theo phương pháp mài chép hình(a,b)và chất lượng bề mặt chi tiết thực(c,d)
Từ kết quả chụp cho thấy trên bề mặt gia công (hình c, d) xuất hiện các vết cào xước, do biến dạng dẻo tạo lên, do sự chà sát của các hạt cứng, hay của các điểm không bằng phẳng của lưỡi cắt tạo lên. Do TiAlN có tính trơ hóa học cao, nên hiện tượng dính vật liệu gia công vào mặt sau của dụng cụ và dính trở lại bề mặt gia công ít xảy ra .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các kết quả đo độ nhám bề mặt cho thấy độ bóng bề mặt sau khi phay đạt được khá cao và gần bằng phương pháp gia công bằng mài. Hơn thế nữa, bề mặt gia công sau phay có độ mịn rộng và ít nhấp nhô.