c. Giới hạn xung âm dương
3.3.2. Mạch lưỡng ổn (flip-flop) cơ bản.
Mạch dao động đa hài lưỡng ổn được tạo ra bằng cách ghép hai mạch đảo sao cho điện áp ra của mạch đảo này là ngõ vào của mạch đảo kia.
a. Sơđồ
Mạch lưỡng ổn được Trong sơ đồ dùng 2 nguồn +VCC để cấp dòng IB và IC cho Transistor dẫn bão hòa và nguồn -VBB để phân cực ngược cho cực B của Transistor ngưng dẫn.
b. Nguyên lý hoạt động.
Mạch có 2 trạng thái, trong mỗi trạng thái một trasistor tắt và một transistor bão hoà. Giả thiết có mạch Flip-Flop đối xứng (T1 và T2 cùng tên, các điện trở phân cực cho hai Transistor cùng trị số) nhưng hai transistor không thể cân bằng một cách tuyệt đối nên sẽ có một Transistor dẫn mạnh hơn và một Transistor dẫn yếu hơn.
Giả thiết Transistor T1 dẫn mạnh hơn T2 nên dòng điện IC1 lớn hơn qua RC1 làm
điện áp VC1 giảm. Điện áp VC1 qua điện trở R2 phân cực cho T2 sẽ làm VB2 giảm và
điều này làm cho T2 chạy yếu hơn. Khi T2 chạy yếu thì dòng điện IC2 nhỏ hơn qua TC2 làm điện áp VC2 tăng lên . Điện áp VC2 qua điện trở R1 phân cực cho T1 sẽ làm VB1 tăng làm T1 chạy mạnh mạnh hơn nữa và cuối cùng T1 sẽ tiến đến trạng thái bão hòa T2 tiến đến ngưng dẫn . Nếu không có một tác động nào khác thì mạch điện sẽ ở
trạng thái này. Đây là một trạng thái của mạch Flip-Flop.
Ngược lại , nếu giả tiết Transistor T2 dẫn nhanh hơn T1 và lý luận tương tự thì cuối cùng sẽ có T2 tiến đến trạng thái bão hòa và T1 tiến đến ngưng dẫn và mạch điện cũng
ở mãi trạng thái này nếu không có một tác động nào khác. Đây là trạng thái thứ hai của Flip –Flop.
Mạch Flip-Flop sẽở một trong hai trạng thái trên nên được gọi là mạch lưỡng ổn. Tuy nhiên, phải chọn các điện trở và nguồn điện thích hợp mới đạt được nguyên lý trên.