Rải mặt đường bêtông lưới thép, cốt thép 1Rải hỗn hợp bê tông

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TẠM THỜI VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Trang 36)

9. Rải bêtông

9.3Rải mặt đường bêtông lưới thép, cốt thép 1Rải hỗn hợp bê tông

9.3.1.1Việc rải hỗn hợp bê tông mặt đường bê tông lưới thép, cốt thép chỉ được thực hiện sau khi đã lắp đặt thép và kiểm tra độ chính xác của việc lắp đặt theo các quy định đã đề cập ở mục 8.2.

9.3.1.2Như đã đề cập ở mục 9.1.2, để đổ bê tông lên lưới thép, cốt thép, phải bố trí thiết bị đổ bê tông phù trợ tương ứng. Lưới thép, cốt thép sau khi lắp đặt xong không được để bê tông hoặc xe máy đè đổ, đè hỏng hoặc gây ra biến dạng. Cấm dùng các loại máy móc lu đầm trên hỗn hợp đã san phẳng.

9.3.1.3Khi sử dụng công nghệ ván khuôn trượt, công nghệ ván khuôn ray và các công nghệ thi công liên hợp khác có thể sử dụng phương pháp rải vật liệu 2 lần, để tiện đặt lưới thép hoặc khung cốt thép gián đoạn. Đối với mặt đường bê tông lưới thép liên tục phải sử dụng lưới thép lắp đặt sẵn rồi rải vật liệu một lần.

9.3.1.4Bê tông phải được để trong gầu hoặc trong thùng cấp liệu, rồi cho máy móc chuyển từ vị trí phía bên đến vị trí san rải. Không nên tập trung chất đống hỗn hợp bê tông trên lưới thép mà phải nhanh chóng san rải đều ra xung quanh.

9.3.1.5Ở cùng một độ sụt như nhau thì chiều cao rải hỗn hợp BTXM ở trạng thái rời nên lớn hơn khoảng 10 mm so với khi rải bê tông không lưới thép nếu sử dụng cùng một công nghệ thi công cơ giới.

9.3.2 Công tác san rải mặt đường bê tông lưới thép cũng phải tuân thủ các quy định khácnhư khi rải bê tông bằng công nghệ ván khuôn trượt hoặc ván khuôn ray như đã đề cập ở mục 9.1

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TẠM THỜI VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Trang 36)