Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường (Trang 29)

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần tiến hành hoàn thiện

và củng cố hệ thống tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, từ ngành

đến địa phương.

Cần phải thống nhất quản lý nhà nước về môi trường vào một mối,

trao cho nó những quyền lực cần thiết để theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra,

phối hợp mối quan hệ liên ngành, giám sát quá trình thực hiện theo chiều

sâu về Luật bảo vệ môi trường. Theo hướng đó, trước mắt, cần củng cố bộ

máy, trao thêm quyền hạn cho Bộ Công nghệ và Môi trường. Về lâu dài cần

thành lập Bộ Môi trường, bộ này có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch về trung hạn và ngắn hạn về

công tác bảo vệ môi trường; đề xuất với Chính phủ các chương trình hoạt động, hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường; tổ chức

kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Luật bảo vệ môi trường; làm đầu mối

hợp tác với các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế

giới trong lĩnh vực môi trường.

Ở các địa phương (tỉnh, thành trực thuộc trung ương) cần củng cố bộ

máy Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường làm chức năng quản lý nhà

nước trên địa bàn theo hướng tăng quyền hạn và nhiệm vụ cho phòng Môi

trường thuộc Sở, xây dựng mạng lưới trạm môi trường cơ sở.

Ở các Bộ, ngành, cần thành lập Vụ Công nghệ và Môi trường, là đầu

mối quan hệ công tác với Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và là cơ

quan phối hợp các vụ chức năng giúp Bộ trưởng cụ thể hoá các chính sách môi trường trong phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao nhiệm vụ

quản lý. Ngoài ra, ngành trọng yếu như công nghiệp cần tổ chức trung tâm

môi trường chuyên ngành.

Một hệ thống tổ chức thống nhất, có đủ cơ sở vật chất, có đủ quyền sẽ là người lính gác tin cậy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, góp phần định hướng kinh tế đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại

KẾT LUẬN

Qua những nội dung được trình bày xuyên suốt hai phần của bản đề án

môn học này, chúng ta có thể thấy bất kỳ một nền kinh tế nào, nếu muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và phát triển bền vững thì không thể

tách rời phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường. Trong điều kiện nền kinh

tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta

hiện nay, nếu chúng ta không đề ra được những chiến lược, chính sách đúng đắn, quyết tâm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt qua đói nghèo thì không những không xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà bị tụt hậu so

với thế giới sẽ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, phát triển mà không gây tác hại hoặc giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên là một

vấn đề không dễ dàng. Phát triển kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nói riêng phải dựa trên một nền khoa học và công nghệ hiện đại để có thể

khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, không huỷ hoại môi trường vừa đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không ảnh hưởng xấu đến việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau. Đây là một bài toán đòi hỏi nhà nước, nhân dân cũng như các ngành, các cấp cùng tập

trung công sức tham gia giải quyết. Mục tiêu chung của toàn xã hội cũng

như mục tiêu mà sản xuất công nghiệp phải luôn hướng tới, đó là sự phồn

thịnh về kinh tế, tiến bộ về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái.

Các mục tiêu đó phải gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng cho sự

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường (Trang 29)