Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tác động tiêu cực của QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Trang 33)

2.2.1. Thái độ tiếp nhận QC của công chúng

Để đánh giá thái độ của người xem đối với QC trên các PTTĐC, phản ứng thường thấy của cá nhân được coi là một chỉ báo quan trọng để xem xét. Kết quả thu về được biểu thị dưới bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Phản ứng của công chúng khi gặp QC trên các PTTTĐC (%)

Stt Phương tiện Phản ứng cá nhân

Bỏ qua Xem lướt Thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi Chủ động tìm nội dung QC ưa thích Chăm chú theo dõi tất cả 1. Báo/ Tạp chí 18,3 10,0 23,3 9,7 8,7 2. Tivi 7,0 16,7 48,3 9,0 19,0 3. Radio 51,7 30,0 9,0 4,3 5,0 4. Internet 43,3 23,3 14,7 15,3 3,3

Như vậy, sự chủ động theo dõi QC hầu như không đáng kể, chủ yếu là

xem lướt hoặc thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi. Thậm chí, với một loại hình

truyền thông ngày càng phổ biến như Internet, số người bỏ qua, không cần quan tâm đến QC cũng lên tới 43,3%. Sự tích cực đáng kể nhất về thái độ mà công chúng dành cho QC được thể hiện chủ yếu thông qua truyền hình, đạt tỷ lệ 28%. Trong đó, có tới 19,0% mẫu nghiên cứu sẵn sàng chấp nhận xem toàn bộ các QC trên Tivi. Điều này tương đối dễ hiểu bởi lợi thế về hình ảnh và âm thanh của truyền hình so với các PTTTĐC khác.

Bổ sung cho thái độ thờ ơ của công chúng dành cho QC, kết quả khảo sát cho thấy có tới 37,7% người được hỏi cho biết bị miễn cưỡng xem QC vì xen giữa các chương trình họ đang theo dõi. Một chỉ báo khác cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của cá nhân tới các QC báo chí là có tới 12,7% người được hỏi cho biết không thích bất kỳ kênh QC nào.

Như vậy, QC trên các PTTĐC chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiếp nhận một cách chủ động và linh hoạt.

2.2.2. Thị hiếu về QC báo chí của công chúng

Với thái độ và mức độ tiếp cận QC như đã phân tích ở trên, câu hỏi đặt ra là: phải chăng công chúng không có nhu cầu về QC trên các PTTTĐC? Việc tìm hiểu thị hiếu QC của công chúng sẽ giúp ta giải đáp câu hỏi này.

* Nội dung QC thu hút sự quan tâm của công chúng:

Trong các lĩnh vực được đưa ra nhằm tìm hiểu nhu cầu về thông tin QC trên các PTTTĐC của công chúng, nội dung QC có tỷ lệ được tiếp cận nhiều nhất là lĩnh vực Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (40,7%).

Bảng 2.4: Nội dung QC được công chúng quan tâm

Stt Những nội dung QC được quan tâm Giới tính Tỷ lệ chung

Nam Nữ

2. Lương thực - thực phẩm - ẩm thực 45 77 40.7%

3. Giáo dục – đào tạo 37 30 22.3%

4. Thời trang - mỹ phẩm 19 44 21%

5. Giải trí 38 22 20%

6. Dược phẩm 18 34 17.3%

7. Xây dựng - kiến trúc - nội thất 35 10 15%

8. Phương tiện giao thông 19 21 13.3%

9. Công nghệ - bưu chính – viễn thông 30 8 12.7%

10. Du lịch 10 19 9.7%

11. Môi trường 9 17 8.7%

12. Đầu tư – tài chính 10 13 7.7%

13. Dịch vụ - cung ứng 13 8 7%

14. Nông – lâm - thủy sản 8 6 4.7%

15. Công nghiệp – năng lượng 7 2 3%

16. Tư vấn – môi giới 3 4 2.3%

Với vai trò là người nội trợ chính trong gia đình, 51,3% nữ giới trong mẫu nghiên cứu cho thấy sự quan tâm đối với các QC có nội dung về vấn đề này.

Xét theo độ tuổi, những người thuộc lứa tuổi trung niên, người cao tuổi cũng thường tiếp cận những nội dung QC liên quan đến Lương thực - thực

phẩm - ẩm thực (41% trung niên; 56% người cao tuổi). Vì đây là lứa tuổi đã

có gia đình, nên sự chú ý của họ về vấn đề này là điều dễ hiểu. Trong khi đó, thanh niên lại dành sự quan tâm nhiều đến thời trang - mỹ phẩm (41%).

Bảng 2.5: Lĩnh vực QC được quan tâm xét theo độ tuổi

Lĩnh vực QC quan tâm Thanh niên Trung niênĐộ tuổi Người cao tuổi

1. Lương thực – Thực phẩm - Ẩm thực 25% 41% 56%

2. Giáo dục – Đào tạo 11% 20% 36%

3. Dược phẩm 6% 8% 38%

4. Thời trang – Mỹ phẩm 41% 16% 6%

5. Giải trí 33% 11% 16%

6. Du lịch 15% 10% 4%

7. Công nghệ - Bưu chính – Viễn thông 11% 23% 4%

8. Xây dựng – Kiến trúc – Nội thất 23% 6% 16%

9. Phương tiện giao thông 6% 8% 26%

10. Đầu tư – Tài chính 11% 4% 8%

11. Nông – Lâm – Thuỷ sản 2% 8% 4%

12. Công nghiệp – Năng lượng 2% 3% 4%

13. Môi trường 4% 0% 22%

14. Dịch vụ - Cung ứng 7% 4% 10%

15. Tư vấn - Môi giới 5% 0% 2%

Bên cạnh những lĩnh vực mà các QC đề cập, một mối quan tâm nữa của người tiêu dùng khi theo dõi QC là các thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm được QC.

Do sự khác biệt về mặt giới tính nên hình thức tiếp cận các thông tin về sản phẩm được QC là không giống nhau. Nam giới quan tâm nhất tới giá sản

phẩm (51,3%).

- Ví dụ như đồ gia dụng, đồ dùng trong nấu ăn, đồ làm bếp thì mình

xem công dụng của nó, giá cả và độ bền. (PVS 6, nam, sinh viên)

Trong khi đó, nữ giới quan tâm nhất tới hạn sử dụng (57,3%).

* Thị hiếu về hình thức QC:

Tỷ lệ dành cho những lý do thích xem QC của công chúng cũng gần nhau. 35% vì hình thức thể hiện hấp dẫn; 33,7% do thuận tiện cho người theo

dõi; 30,3% vì dễ nắm bắt thông tin sản phẩm. Chỉ có 9,3% ý kiến cho là mang lại cảm giác yên tâm đối với mặt hàng QC.

Với những hình thức xuất hiện khác nhau, QC giành được sự thiện cảm của công chúng cũng khác nhau (Biểu đồ 2.6). Công chúng dành nhiều thiện cảm nhất đối với hình thức QC đơn giản, đi ngay vào nội dung cần giới thiệu (44,3%). Điều đó thể hiện được QC càng đơn giản, giới thiệu được ngay những thông tin sản phẩm QC sẽ thu hút được sự chú ý theo dõi của công chúng.

Bên cạnh đó, có những hình thức QC gây mất thiện cảm như:

QC xuất hiện quá nhiều cùng một thời điểm; quá khoa trương; kém chuyên nghiệp/ không hiện đại; khó hiểu, trừu tượng; mang tính gợi tình/ sexy; mang tính bạo lực...

Biểu 2.7: Đánh giá về hình thức QC gây mất thiện cảm (%)

Việc quá nhiều QC xuất hiện cùng một thời điểm gây công chúng mất thiện cảm nhất (52,3%).

- Mức độ xuất hiện QC quá nhiều gây nhàm chán. (PVS 2, nam, sinh viên)

- QC ngày nay quá nhiều làm người ta cảm thấy khó chịu. Cái này nói chung là không thích, nhiều cái thái quá, không thiết thực. (PVS 8, nữ, sinh viên)

Với những giới tính, độ tuổi, môi trường sống khác nhau nhưng công chúng có cùng quan điểm khi đều tỏ ra quan tâm tới Báo/ Tạp chí, Tivi, Radio, Internet. Tuy nhiên, những mức độ quan tâm ít hay nhiều lại phù hợp với từng giới tính, độ tuổi, môi trường sống. Tuỳ theo từng đặc điểm, công chúng cũng có những biểu hiện thái độ dành cho các QC.

*

Các phương thức tiếp cận QC không có sự khác biệt nhiều mặc dù công chúng thuộc những giới tính, độ tuổi, môi trường sống khác nhau. Công chúng đều có mục đích và thái độ rõ ràng khi tiếp cận các QC trên các PTTTĐC. Công chúng lựa chọn Tivi là kênh QC được yêu thích nhất. Mức độ tiếp cận các QC của công chúng cũng không khác nhau: thường tiếp cận nhiều nhất Tivi, rồi mới đến Báo/ tạp chí, Internet, Radio (vị trí sắp xếp lệ thuộc vào sự lựa chọn của giới tính, độ tuổi, môi trường sống).

Các nội dung QC đều thu hút được công chúng theo dõi. Vấn đề ưu tiên hàng đầu mà công chúng hay theo dõi liên quan về Lương thực - Thực phẩm -

ẩm thực. Chính vì thế, các thông tin QC thường được công chúng ghi nhớ. Và

mức độ ghi nhớ tới các thông tin liên quan đến sản phẩm QC được thể hiện khi công chúng quan tâm tới sự khác biệt về mặt giá cả, nhãn hiệu, công dụng… giữa các dòng sản phẩm. Thị hiếu về hình thức QC của công chúng khá đa dạng, song nói chung vẫn hướng đến những QC đơn giản mà hiện đại, phù hợp với đời sống xã hội hiện nay. Không có sự khác biệt nhiều về mặt giới tính, độ tuổi, môi trường sống.

Với mỗi đối tượng công chúng khác nhau, sẽ có những cách tiếp cận các vấn đề của QC theo các cách khác nhau. Người già thường có thời gian

rảnh rỗi, họ theo dõi và đánh giá nhận xét dựa trên các chuẩn mực đạo đức theo thế hệ đi trước để lại nên cái nhìn có thể hơi khắt khe. Người trung niên là những người chủ yếu cần tới QC như một sự phục vụ tích cực cho việc mua sắm trong gia đình, nên họ theo dõi QC có tính chủ đích hơn. Lớp thanh niên coi QC mang tính tự phát, họ xem song thậm chí không để tâm nhiều lắm vì ngân quỹ chi tiêu cho những sản phẩm mà họ thích theo QC không nhiều. Khi nào có nhu cầu về sản phẩm nào đó cụ thể, họ mới chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó. Cuối cùng là trẻ nhỏ, đối tượng xem QC được gọi là vô thức. Chúng thích xem tất cả các QC, nhưng chúng thành thật trả lời, chúng không thể hiểu được tất cả các QC, đó cũng là một vấn đề hoàn toàn dễ hiểu. Bởi tất cả các QC không làm ra cho chúng xem, nhưng lại thật thú vị: chúng lại là người xem tất cả các QC.

Chương 3

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ

Ngoài ý nghĩa tích cực là kênh thông tin, giải trí của một bộ phận người dân, việc thể hiện thái độ tiếp cận thiếu nhiệt tình, thậm chí mang tính khiên cưỡng như đã đề cập ở chương II cho thấy sự xuất hiện của QC trên các PTTTĐC gây ra không ít phiền toái cho công chúng nói chung. Những ảnh hưởng và mức độ tác động theo hướng tiêu cực đối với công chúng cụ thể ra sao sẽ lần lượt được bóc tách và phân tích theo sáu yếu tố: tâm lý, đạo đức, lối sống, kinh tế, chính trị, xã hội trong chương III và IV sau đây.

3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của QC đến yếu tố tâm lý

Để đánh giá tác động tiêu cực đến tâm lý của cá nhân công chúng, 03 chỉ báo được sử dụng là: cảm giác khó chịu, ức chế; sự nghi ngờ về chất

lượng sản phẩm và sự mất thiện cảm với các đối tượng liên quan đến QC đó.

3.1.1. Gây cảm giác khó chịu, ức chế

Với câu hỏi “Sự xuất hiện của QC trên các PTTTĐC có hay gây khó

chịu cho bạn không?”, kết quả thu về được biểu thị trong biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1: Mức độ khó chịu của công chúng về sự xuất hiện của QC (%)

Như vậy, 92,7% mẫu nghiên cứu cho biết cảm thấy có sự khó chịu về sự xuất hiện các QC trên các PTTTĐC. Thậm chí, có tới 17,3% cho biết cảm giác như vậy diễn ra thường xuyên. Bên cạnh đó, những phản cảm mà QC

mang lại còn gây ra những ức chế tâm lý với người tiếp nhận khi có tới 80,3% cho biết một đôi lần họ cảm thấy bực mình gay gắt khi xem QC.

* Nguyên nhân:

Những nguyên nhân dẫn tới thái độ khó chịu với QC được xác định chủ yếu do sự xuất hiện đột ngột hoặc không thích hợp với hoàn cảnh của người xem, hay làm gián đoạn một nội dung nào đó mà người ta đang theo dõi.

Biểu đồ 3.2: Lý do QC gây khó chịu đối với công chúng (%)

Nhìn chung, tâm lý tiếp nhận các sản phẩm nghe nhìn của công chúng thường muốn theo dõi một cách liền mạch, hoàn chỉnh, không bị ngắt quãng. Tuy nhiên, để thông điệp QC đến được với nhiều người nhất, các QC lại thường xen vào giữa chừng những nội dung, chương trình hay, những thời điểm nhiều người theo dõi nhất. Vì vậy, hầu hết các QC đều gây ra những ức chế về tâm lý không tốt tới người tiếp nhận. Những thông tin PVS và TLN cũng cho thấy điều này:

- Vì QC hay cắt ngang chương trình đang xem nên gây cảm giác bực tức, ác cảm với QC. (PVS 2, nam, 20 tuổi, sinh viên)

- Không thích. QC rất dề dà, chỉ để QC chương trình, mất thời gian, mà những bộ phim hay mình đang xem dở, hay đến đoạn cao trào tự nhiên lại QC thì dĩ nhiên là không thích. (TLN 1, nam, học sinh lớp 5)

- Đang xem một chương trình, đang vội nghe nốt cái gì thì QC xuất hiện, chỉ muốn tắt đi. Người già thường muốn đi ngủ sớm, đang theo dõi tự nhiên QC xuất hiện mất 10’ – 15’, như vậy thì người ta đi ngủ còn hơn. (PVS

11, nam, 73 tuổi, nghỉ hưu)

Tính phản cảm của QC còn thấy rõ khi xuất hiện những nội dung liên quan đến sức khỏe, bệnh tật với những hình ảnh khiến cho bữa cơm gia đình mất tự nhiên và mất ngon.

- QC nhiều khi đến vào thời điểm không được tế nhị lắm. Ví dụ như QC băng vệ sinh của phụ nữ, QC lăn khử mùi của Nivea có hình ảnh cô gái lên xe buýt tỏa ra mùi… Em thấy cái đó hơi thái quá, thấy hơi thô. (PVS 4, nữ, 20 tuổi, sinh viên)

* Phản ứng của công chúng:

Với thái độ khó chịu như trên của số đông công chúng, phản ứng bực tức được biểu hiện dưới một số hình thức sau:

Biều đồ 3.3: Phản ứng của công chúng khi bực mình vì QC (%)

Như vậy, có tới 43% mẫu cho biết đành chấp nhận bỏ dở nội dung

đang theo dõi để tránh khỏi phải xem QC. Đây là những phản ứng khá gay

Điều này dẫn đến hệ quả cao hơn là sự hạn chế tiếp nhận nội dung thông tin báo chí của công chúng.

Cảm giác ức chế lâu nhất về một QC mà công chúng phải chịu đựng

đôi khi diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Cụ thể:

Bảng 3.1: Cảm giác ức chế lâu nhất về một QC nào đó mà công chúng phải chịu đựng

St t

Thời gian Stt Thời gian

1. Ngay khi hết QC đó 39% 5. Cả ngày hôm đó 4.7%

2. Kết thúc chương trình QC 20% 6. Khoảng 1 tuần 5.3%

3. Khoảng 15 phút 17.3% 7. Lâu hơn 1 tuần 0.3%

4. Khoảng 60 phút 1% 8. Không nhớ 12.3%

3.1.2. Nghi ngờ về chất lượng sản phẩm

Thái độ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm được QC được coi là chỉ báo thứ hai trong những tác động tiêu cực về tâm lý của công chúng.

Biểu đồ 3.4: Mức độ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm được QC trên các PTTTĐC (%)

Hầu hết (95,3%) công chúng đều nghi ngờ về sản phẩm QC báo chí. Thậm chí có đến gần 1/4 (21,3%) luôn cho rằng các QC là không đáng tin cậy một chút nào. Giải thích cho điều này, những lý do chủ yếu được biểu thị dưới bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Lý do nghi ngờ về chất lượng sản phẩm được QC (%)

Stt Lý do nghi ngờ Tỷ lệ

1. Vì QC bao giờ cũng nói quá 61.2 2. Vì QC không đúng với thực tế 25.9 3. Vì những sản phẩm không tốt mới cần QC 11.5 4. Vì không thích xem/ nghe QC 6.6

Số liệu cho thấy, phần lớn công chúng đều quan ngại về việc hiện nay QC bao giờ cũng nói quá sự thật về chất lượng và những công dụng của sản phẩm. Điều này rõ ràng do truyền thông mang lại bởi những từ ngữ bóng bẩy, hình ảnh ấn tượng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng.

- Nhiều khi xem có cảm giác bị người ta đánh lừa, vì ngôn ngữ QC

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tác động tiêu cực của QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w