Nội dung 4 Truyền thông giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE (Trang 27)

1. Giáo dục hành vi vệ sinh cá nhân

1. Tổ chức giảng dậy về vệ sinh cá nhân (chính khóa, ngoại khóa). Tùy theo từng nhóm tuổi mà đưa các nội dung cho phù hợp. Các nội dung cần giáo dục cho các em như cách giữ gìn vệ sinh thân thể, đầu tóc, quần áo, vệ sinh răng miệng. Rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...

2. Hàng tuần kiểm tra vệ sinh cá nhân của học sinh (quần áo, giày dép, chân tay, đầu tóc).

3. Có chỗ rửa tay và xà phòng tại trường. Nên bố trí gần khu vệ sinh để thuận tiện cho các em. Kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện để tạo thành thói quen.

Nội dung 4. Truyền thông giáo dục sức khỏe

2. Giáo dục vệ

sinh môi trường 1. Tổ chức giảng dạy về vệ sinh môi trường thông qua các bài học chính khóa hoặc ngoại khóa.

2. Các nội dung như bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường đất nước, không khí, biến đổi khí hậu.

3. Các bệnh liên quan đến môi trường, các biện pháp xử lý môi trường…Vệ sinh môi trường học, ảnh hưởng của môi trường học tập đến sức khỏe học sinh.

4. Tổ chức thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường sống, xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp, trường học thân thiện học sinh tích cực…

Nội dung 4. Truyền thông giáo dục sức khỏe

3. Giáo dục về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Tổ chức giảng dạy cho học sinh về vai trò dinh dưỡng, thực phẩm, chế độ ăn hợp lý (hạn chế ăn muối, đường, ăn đủ lượng rau củ quả, …).

2. An toàn vệ sinh thực phẩm,

3. Các bệnh liên quan dinh dưỡng, thực phẩm ô nhiễm…

Nội dung 4. Truyền thông giáo dục sức khỏe

4. Giáo dục phòng chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm

1. Rèn luyện thể lực, duy trì lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động), không lạm dụng rượu bia, tăng cường hoạt động thể lực.

2. Truyền thông về tác hại thuốc lá, rượu bia và lợi ích của hoạt động thể lực. Xây dựng trường học không khói thuốc. Không có ma túy, chất kích thích gây hại.

3. Tăng cường thời gian và các hình thức hoạt động thể lực phù hợp với tuổi, giới của học sinh.

Nội dung 4. Truyền thông giáo dục sức khỏe

5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

2. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

3. Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE (Trang 27)