Đặc điểm thứ nhất: Đại diện có hai quan hệ pháp luật quan hệ khác nhau là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài.
- Quan hệ bên trong: là quan hệ được hình thành giữa người đại diện và người được đại diện. Quan hệ này có thể được hình thành từ hợp đồng hoặc theo quy đinh của pháp luật.
- Quan hệ bên ngoài: là quan hệ giữa người đại diện và người thứ ba
Quan hệ bên trong là tiền đề, là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài, quan hệ bên ngoài thực hiện vì quan hệ bên trong, vì vậy các quyền và nghĩa vụ do người đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với người thứ ba đều thuộc về người được đại diện.
Đặc điểm thứ hai: Trong quan hệ đại diện, người đại diện nhân danh người được đại diện để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với người thư ba.
Đặc điểm thứ ba: Người đại diện tuy nhân danh cho người được đại diện nhưng lại thể hiện ý chí của chính mình với người thứ ba trong việc xác lập, thực hiện giao dich dân sự. Đặc điểm thứ tư: Trong quan hệ đại diện người được đại diện trực tiếp thu nhận mọi kết quả pháp lý do hoạt động của người được đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền mang lại.
Câu 56: Các loại đại diện:
Dựa trên cơ sở các căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện mà khoa học pháp lý dân sự và pháp luật dân sự phân biệt hai hình thức đại diện: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.