Sự phát triển của các htkt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên:

Một phần của tài liệu Bài soạn triết học lớp cao hoc Quản trị kinh doanh (Trang 37)

D .Ý nghĩa phương pháp luận

B. Sự phát triển của các htkt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là một htkt-xh. Sự vận động thay thế nhau của các htkt-xh trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật phát triển khách quan của xã hội, Mac đã đi đến kết luận: “sự phát triển của những hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên”.

Các mặt cơ bản hợp thành một htkt-xh không tách rời nhau mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những qui luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx; quy luật csht quyết định kttt và các quy luật xã hội khác. Chính tác động của các quy luật khách quan đó mà các htkt-xh vận động phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.

Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của llsx. Chính tính chất và trình độ phát triển của llsx đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của qhsx. Do đó xét đến cùng llsx quyết định quá trình vận động và phát triển của htkt-xh như quá trình lịch sử tự nhiên.

thì quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx có vai trò quyết định nhất. Llsx bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quy định khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao. Qhsx là mặt thứ hai của ptsx biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Những qhsx lỗi thời được xóa bỏ và được thay thế bằng những kiểu qhsx mới cao hơn. Đến lượt nó, sự thay đổi qhsx sẽ kéo theo sự thay đổi về kttt, và do đó mà htkt-xh cũ được thay thế bằng htkt-xh mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người.

Sự thay thế một htkt-xh này bằng một htkt-xh mới cao hơn thường được thực hiện thông qua cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu sa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa llsx và qhsx, khi qhsx trở thành xiềng xích của llsx. Trong thời kỳ cách mạng xã hội khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ kttt đồ sộ cũng thay đổi theo

Quá trình kế thừa của lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong điều kiện nhất định do tác động của các nhân tố, các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Trong thời đại ngày nay chủ chương rút ngắn để đi lên CNXH ở một số quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử- tự nhiên mà còn là biểu hiện sinh động của quá trình lịch sử- tự nhiên ấy. Chỉ khi ta “rút ngắn ”một cách duy ý chí, bấp chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quá trình lịch sử- tự nhiên.

Như vậy, quá trình lịch sử- tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài htkt-xh nhất định. Sự khác nhau về trật tự phát triển vẫn là quá trình lịch sử- tự nhiên.

10.3. Ý nghĩa phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế xã hội.

Thứ nhất, lý luận hình thái kinh tế xã hội chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Điều đó cho thấy không thể xuqa61t phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của con người để giải thích về đời sống xã hội, mà ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tưởng xã hội từ trong sản xuất, từ phương thức sản xuất.

Thứ hai, Lý luận hình thái KTXH chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ , tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó QHSX là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội, quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ phát triển của LLSX.

Thứ ba, Lý luận HTKTXH chỉ ra rằng, sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan.

Thứ tư, lý luận hình thái KTXH vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử cụ thể mà có con đường phát triển riêng, đặc thù. Trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải vận dụng một cách sáng tạo những quy luật chung vào những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc để tìm ra con đường đi một cách đúng đắn nhất.

Câu 11. Phân tích Về con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. a. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam.

sáng tạo tư tưởng của các nhà kinh điển MÁC-Lenin, nhất là tư tưởng của Lê nin về những khâu trung gian, những bước quá độ tất yếu để đưa một xã hội tiểu nông, lạc hậu lên CNXH; lại vừa biết tổng kết lịch sử của đất nước và của thế giới với những biến đổi to lớn của nó. Điều quan trọng là quá trình đi lên CNXH, chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu khách quan của sự phát triển, tuân theo những qui luật khách quan của sự phát triển từ xã hội nông nghiệp lạc hậu lên CNXH. Tuyệt đối không có những hành động chủ quan, duy ý chí, trái với qui luật khách quan. Phải hiểu rằng quá độ gián tiếp lên CNXH , bỏ qua chế độ TBCN là con đường phù hợp với điều kiện đất nước và thời đại ngày nay.

Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra biến đổi về chất của XH trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống XH diễn ra sự đan xen và đấu tranh của cái củ và cái mới.

b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Bài soạn triết học lớp cao hoc Quản trị kinh doanh (Trang 37)