Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC IIHAI BÀ TRƯNG (Trang 28 - 31)

III. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

2.Những vấn đề còn tồn tạ

Qua thực trạng công tác thẩm định dự án được tiến hành ở Ngân hàng công thương - Hai Bà Trưng ở trên, đồng thời căn cứ vào những chính sách, cơ chế hiện đang áp dụng, bên cạnh những thành tựu đạt được, em xin đưa ra các vấn đề cần phải xem xét để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng.

2.1. Đa số chưa phân tích kỹ càng trên mọi phương diện của dự án.

Một dự án để đánh giá có khả thi hay không thì phải phân tích trên 6 phương diện chính sau: Phân tích về sự cần thiết phải đầu tư, thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật, thẩm định về phương diện tài chính, thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, thẩm định về phương diện hiệu quả kinh tế xã hội. Việc phân tích cả 6 nội dung này sẽ đem lại sự nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm nhược điểm của dự án một cách chính xác, toàn diện và đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án một cách chắc chắn nhất. Muốn đánh giá một dự án thì phải đánh giá nhiều khía cạnh, vì các khía cạnh này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Do vậy không được coi nhẹ bất kỳ phương diện nào khi đánh giá một dự án. ( Nhưng thực tế còn một số tồn tại ).

Thứ nhất: Việc phân tích không kỹ càng trên mọi phương diện của dự án đã dẫn tới việc khẳng định đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư chủ yếu dựa vào kết quả phân tích, tính toán phần phương diện tài chính của dự án là chủ yếu. Như vậy kết luận về một dự án lại chỉ phụ thuộc chủ yếu vào việc phân tích một phương diện của dự án. Chắc chắn việc phân tích này sẽ cho một kết luận không chính xác, nhiều khi lại sai lầm phiến diện.

Thứ hai: Việc phân tích thị trường đánh giá khả năng cạnh tranh khả năng thâm nhập thị trường đối với sản phẩm của dự án liên qua đến nhiều

vấn đề đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp và sự nhậy bén về dự đoán trong tương lai. Vì hạn chế về trình độ của một cán bộ thẩm định nên nhiều khi việc phân tích này chưa đánh giá được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chưa đánh giá được mức độ thâm nhập thị trường của sản phẩm cũng như thị hiếu tiềm năng của người tiêu dùng trong tương lai đối với sản phẩm. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc thẩm định về phương diện thị trường còn sơ sài mang tính lấy lệ là chủ yếu.. . đặc biệt đối với những sản phẩm mới, trên thị trường mới hay những sản phẩm đã được phát triển ồ ạt không có sự quản lý. Do đó dự án khi bắt đầu sản xuất mới nhận ra những bất ổn trong khâu tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án.

Thứ ba: Về phương diện kỹ thuật cũng sảy ra tình trạng tương tự. Do trình độ của cán bộ thẩm định tín dụng hạn chế, đồng thời ở nước ta việc có các trung tâm tư vấn về vấn đề này chưa có nhiều và chưa đạt chất lượng tốt nên về vấn đề kỹ thuật bản thân cán bộ tín dụng cũng như Ngân hàng chưa đánh giá được tính tiên tiến của các máy móc, thiết bị của dự án. Máy móc thuộc thế hệ nào lạc hậu không .. . có đảm bảo với công suất của nhà máy không? có đảm bảo vận hành tốt trong môi trường khí hậu của ta không.. . mà mọi vấn đề này Ngân hàng đều bắt chủ dự án đảm bảo. Việc bắt chủ dự án đảm bảo nhiều khi không đáng tin cậy vì chủ quan của họ chỉ muốn vay được vốn của Ngân hàng.

Thứ tư: Cán bộ tín dụng nhiều khi chưa phân tích cụ thể khả năng sử dụng thiết bị, vận hành công nghệ mới của dự án như trình độ của đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật.. . xem có đủ khả năng vận hành máy không? .. kết quả là một số dự án duyệt trong tình trạng tính khả thi của dự án và phương diện kỹ thuật không đạt, gây ảnh hưởng đến hoạt động của dự án khi dự án thực sự đi vào hoạt động.

2.2. Chưa có sự vận dụng các phương pháp hiện đại để tính toán và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư. đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.

Việc vận dụng các phương pháp hiện đại ( như các chỉ tiêu NPV,IRR.. .) để tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án còn mang tính hình thức chưa thực sự thiết thực, nhiều khi áp dụng vào cho có hình thức, cho đúng. Chính vì vậy những nhận xét từ kết quả của các cách tính từ các phương pháp đó ra chưa được cán bộ tín dụng quán triệt theo đúng ý nghĩa của nó, vì vậy có khi tính nó ra trong quá trình thẩm định dự án nhưng sự nhận xét về tính khả thi của dự án vẫn dựa trên phương pháp giản đơn và kinh nghiệm của cán bộ trong quá trình công tác.

Do bản chất của việc đầu tư là rủi ro nên trước khi quyết định đầu tư phải tiến hành phân tích những yếu tố rủi ro, lường trước những tình huống bất trắc sẽ nảy sinh trong tương lai, trên cơ sở đó tính toán lại hiệu quả đầu tư. Vì lý do trên nên việc phân tích tài chính theo phương pháp giản đơn sẽ đem lại một kết quả hoàn toàn không chính xác, nhiều khi sai lệch nghiêm trọng.

2.3. Việc phân tích hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn còn sơ sài, thiếu chính xác. vay vốn còn sơ sài, thiếu chính xác.

Khi thẩm định về doanh nghiệp vay vốn bên cạnh những xác minh về tư cách pháp nhân, sơ lược các giai đoạn phát triển từ khi thành lập tới thời điểm hiện tại thì Ngân hàng phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tối thiểu 3 năm gần đây. Việc phân tích này căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mà các báo cáo này thường là các con số trong quá khứ, chính vì vậy nó đã bị lạc hậu so với hiện tại, nhiều khi các báo cáo này còn thiếu chính xác so với thực tế.

Bên cạnh đó các chỉ tiêu cần tính toán để đánh giá khả năng tự cân đối tài chính của doanh nghiệp rất quan trọng nhưng có dự án chỉ tính vài chỉ tiêu chứ không tính hết 5 chỉ tiêu: Hệ số tài trợ, năng lực đi vay, khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán cuối cùng. Đơn cử như dự án cho vay đối với công ty 56 này cán bộ tín dụng chỉ tính: Tỷ suất lợi nhuận, hệ số tài trợ, khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngăn hạn.

- Về tình hình công nợ thì Ngân hàng đôi khi còn chưa nắm được hết các thông tin hiện nay doanh nghiệp còn vay nợ ở những tổ chức tín dụng nào, dư nợ bao nhiêu và hiện mở bao nhiêu tài khoản ở các Ngân hàng nào.. .

- Việc thẩm định về khả năng tổ chức quản lý, điều hành dự án, thẩm định về môi trường xã hội nhiều khi rất quan trọng, nó có tác động lớn tới hiệu quả của dự án nhưng đôi khi công việc này đã bị bỏ qua hoặc dựa vào mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp nên Ngân hàng đã chủ quan không chú ý đến.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC IIHAI BÀ TRƯNG (Trang 28 - 31)