Hệ thống Bus

Một phần của tài liệu slide phần cứng và lắp ráp máy tính (Trang 181)

BUS: Là hệ giao thông huyết mạch của cả hệ thống máy tính, bus liên tục được nâng cấp, mở rộng để bắt kịp nhu cầu ứng dụng thực tiễn. Hệ thống máy tính ngày nay vẫn được cấu thành từ 3 bộ phận cơ bản là bộ xử lý, bộ nhớ và thiết bị ngoại vi; không thay đổi nhiều so với kiến trúc máy tính đầu tiên do IBM thiết kế. Để chuyển tải dữ liệu giữa các bộ phận, nhiều tuyến mạch kết nối đã được lập ra. Do có chức năng tương đồng với tuyến xe buýt (bus) trong cuộc sống mà tuyến mạch kết nối này cũng được đặt tên là bus.

 Hệ thống máy tính hiện đại xây dựng và phát triển dựa trên hai hệ thống bus chủ đạo:

 System Bus - nối kết từ bộ xử lý đến bộ nhớ chính, cache level 2

 I/O Bus (bus ngoại vi) - nối kết thiết bị ngoại vi với bộ xử lý thông

Mainboard

Hệ thống Bus

 Trong kiến trúc Dual Independent Bus (DIB - hai tuyến bus độc lập).  Bus hệ thống: dùng chung được tách thành Frontside Bus và Backside

Bus.

 FSB là nhịp cầu quan trọng nối bộ xử lý với bộ nhớ chính và tuyến bus

ngoại vi. Đôi lúc, thuật ngữ FSB và system bus được xem là một.

 BSB chỉ tập trung chuyển tải dữ liệu giữa bộ xử lý với bộ đệm thứ cấp. Tách bus hệ thống thành 2 kênh độc lập góp phần tăng hiệu năng xử lý nhờ cho phép bộ xử lý truy xuất đồng thời trên cả hai kênh giao tiếp quan trọng.

Bus ngoại vi: có nhiều dạng khác nhau và dần dần chuyên biệt hóa

theo yêu cầu của ứng dụng. ISA Bus thuộc loại lâu đời nhất và đã bị thay thế hoàn toàn từ giữa năm 2000. PCI Bus được giới thiệu lần đầu trong hệ thống Pentium vào năm 1993. AGP là chuẩn bus được thiết kế để đáp ứng yêu cầu băng thông của xử lý đồ họa. PCI Express mới nhất có khá nhiều ưu điểm, đặc biệt là không gây xáo trộn lớn lên kiến trúc PCI hiện tại.

Mainboard

Một phần của tài liệu slide phần cứng và lắp ráp máy tính (Trang 181)