Phân tích, chứng minh làm rõ tính khoa học và cách mạng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Lịch sử đảng cộng sản việt nam có đáp án (Trang 29)

lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

- Lần lượt phân tích, chứng minh làm rõ tính khoa học và cách mạng đối với nội dung cơ bản của Cương lính chính trị đầu tiên của Đảng.

- Những nội dung trên đây trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra và giải quyết đúng đắn những vấn đề cơ bản, cấp bách của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, có 2 mâu thuẫn cơ bản và định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam đi đúng với xu thế phát triển tất yếu của thời đại mới, mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

- Công cuộc đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đổi mới phải động viên được sức mạnh của toàn dân tham gia.

- Đổi mới phải hội nhập quốc tế, đa phương, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Vấn đề 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta rút ra bài học “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải lấy dân làm gốc”. Liên hệ Gợi ý:

* Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về vị trí, vai trò của nhân

dân trong các thời kỳ cách mạng; xuất phát điểm của tư tưởng “lấy dân làm gốc”

- “Cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một haingười” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, tập 2, trang 262). người” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, tập 2, trang 262).

- Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, tập 5, trang 409-410)

- Nghị quyết Trung ương 8B (ĐH VI): “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân”; “công tác quần chúng phải đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Chương trình cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, HN, 2005, trang 328).

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã tổng kết, rút ra bài học lớn: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , Nxb ST, HN, 1991, trang 5).

- Đại hội VIII: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, vượt qua bao thử thách mới giành được những thành tựu to lớn” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Chương trình cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, HN, 2005, trang 332).

- Đại hội IX khẳng định: “Trong quá trình đổi mới, phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Chương trình cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, HN, 2005, trang 333).

- Đại hội X rút ra bài học: “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, trang 19).

- Đại hội XI rút ra bài học kinh nghiệm lớn: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân…” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST,HN, 2011, trang 65).

- Truyền thống của dân tộc ta có nền văn hóa trọng dân “Lấy dân làm gốc”. Tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi v…

* Phân tích, chứng minh bài học trên trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng

+ Cao trào cách mạng (1930-1931): Đảng phát động công nhân, nông dân kỷ niệm ngày 1-5, đấu tranh giành chính quyền và lập nên các Xô viết ở Nghệ Tĩnh.

+ Cao trào dân chủ (1936-1939): Đảng phát động nhân dân đấu tranh đòi các mục tiêu dân sinh, dân chủ, đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, thành lập Mặt trận dân chủ, đây là thời kỳ vận động quần chúng đấu tranh sôi nổi với nhiều hình thức linh hoạt, rút ra bài học “việc gì đúng nguyện vọng của nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ… mới thật sự là một phong trào quần chúng”.

+ Cao trào GPDT và cách mạng tháng Tám (1939-1945)

- Thành lập Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cách mạng Cứu quốc - Phát động cao trào kháng Nhật

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám – nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

+ Kháng chiến chống Pháp:

- Đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” - Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Đảng phát động chiến tranh nhân dân, cả nước cùng đánh giặc, cùng tiến công làm nên đại thắng mùa xuân 1975 – giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN:

- BCHTW Đảng (khóa VI) ra Nghị quyết TW 8B về “đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường đổi mới quan hệ giữa Đảng với nhân dân”

- Cương lĩnh 1991 nêu một trong các đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN ở nước ta là xây dựng một xã hội do nhân dân lao động làm chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại hội IX rút ra các bài học trong đó có bài học “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo”…

* Liên hệ

Liên hệ việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị mình công tác: Nêu lên ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những giải pháp thực hiện tốt Quy chế này.

Vấn đề 3: Đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Gợi ý: xem Giáo trình cũ từ trang 363 đến trang 396 Giáo trình mới từ trang 150 đến trang 157 C. PHẦN PHỤ (tham khảo, k ra đề)

Vấn đề 1: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng

ta

(Gợi ý: xem giáo trình về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính)

Vấn đề 2: Qúa trình hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(xem giáo trình, đường lối thể hiện qua các Hội nghị từ 1954 – 1959 và Đại hội III (1960))

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Lịch sử đảng cộng sản việt nam có đáp án (Trang 29)