Nếu chương trình này được ứng dụng thành công qua thực nghiệm, mô hình
đào tạo theo hướng NLTH này sẽ được nhân rộng áp dụng cho những nghề khác. Trước mắt sẽ giúp cải tiến chương trình đào tạo tại nơi người nghiên cứu đang công
tác Trung tâm tin học Trường Đại học Tây Đô, sau này sẽ giúp đỡ các trường, cơ sở đào tạo khác có nhu cầu cải tiến tiến chương trình của mình.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu cho rằng việc phân tích
công việc tại trường, tại khoa kỹ thuật công nghệ, trung tâm tin học trường đại học
Tây Đô là điều hết sức cần thiết mà ít có cơ sở dạy nghề nào thực hiện trong quá
trình xây dựng chương trình. Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu nhận
thấy những công cụ và phương pháp tiếp cận vấn đề đã thực hiện rất hiệu quả, đó là sự kết hợp từ nhiều phương pháp và công cụ đã có như DACUM, một công cụ của
tổ chức Inwent, bộ tiêu chí đánh giá của tổ chức Swisscontact. Nhờ những công cụ
này, việc phân tích khảo sát công việc trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên mỗi phương
pháp và công cụ lại có ưu nhược điểm riêng, cho nên đây là một vấn đề cần phải
nghiên cứu, phải kết hợp những điểm mạnh và loại bỏ những hạn chế, từ đó hình thành nên một công cụ tối ưu trong việc phân tích nhu cầu đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo theo nhu cầu riêng của các đơn vị, doanh nghiệp. Nếu có điều
kiện người nghiên cứu sẽ phát triển đề tài này thành “Đào tạo Lập trình viên tin học theo nhu cầu của từng đơn vị, công ty, doanh nghiệp”.