III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
b. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất biện chứng với nhau. Không có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định. Cũng không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định.
- Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung.
Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng.
- Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp nhưng không phải lúc nào cũng có sự phù hợp tuyết đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì thức đẩy nội dung phát triển và ngược lại, hình thức không phù hợp với nội dung sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Nội dung và hình thức luôn thống nhất với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời giữa nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.
- Nội dung quyết định hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó, muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó.
- Trong hoạt động thực tiễn, cần phát huy tính tích cực của hình thức đối với nội dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác cần thay đổi những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung.