- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
1.4.3.6. Phân tích tình hình lợi nhuận
Đểđánh giá chung tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, biến động sản xuất kinh doanh chung và của từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác) cần đánh giá chung tình hình lơị nhuận của doanh nghiệp, ta thực hiện việc đánh giá bằng phương pháp so sánh, so sánh tổng hợp cũng như lợi nhuận của từng hoạt động ở kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tổng lợi nhuận bao gồm:
Lãi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lãi (lỗ) về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Bộ phận lãi ( lỗ) này mang tính chất quyết định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lãi ( lỗ) từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến việc đầu tư tài chính và các hoạt động có liên quanđến vốn.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính giữ vai trò khá quan trọng, có chức năng huy động, quản lý phân phối, sử dụng vàđiều tiết vốn.
Lãi (lỗ) từ hoạt động khác: hoạt động khác là hoạt động nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp và là kết quả chung của những hoạt động này tuy cóảnh hưởng đến kết quả chung nhưng thông thường không đáng kể.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp, tạo lập các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do đó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phân tích nguyên nhân và mức độảnh hưởng của nóđến tình hình biến động của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.
Một số hệ số thường được sử dụng đểđánh giá mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như sau:
* Tỷ lệ thay đổi trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Tỷ lệ thay đổi trong Doanh thu năm nay – Doanh thu năm trước
= x 100
doanh thu Doanh thu năm trước
* Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ suất lợi LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
= x 100
nhuận gộp Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ lệ này phản ánh 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)
Tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng đểđánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhàđầu tư và các nhà quản lý cao cấp là tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể là:
Lợi nhuận
Tỷ suất ROE = x 100
Nguồn vốn chủ sở hữu
ROE đo lường tính hiệu quảđồng vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang điđầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi nhuận
thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Chỉ số này đo lường tiền lời của một đồng tiền vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA phản ánh sự kết hợp tác động giữa hệ số lợi nhuận với số vòng quay của tài sản:
Tỷ Lợi nhuận
suất =
ROA Tổng tài sản
Hoặc:
Tỷ Lợi nhuận Tổng doanh thu thuần
suất = x
ROA Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản
Tỷ Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất doanh thu thuần
suất = =
ROA trên doanh thu thuần (P) trên tổng tài sản (A)
ROA là công cụđo lường cơ bản tính hiệu quả của công việc phân phối và quản lý các nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tỷ suất ROA cho biết một đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó khác ROE ở chỗ, ROA cho biết lợi nhuận mang lại cho cả chủ sở hữu và chủ nợ trong khi ROE chỉ cho biết lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu mà thôi.
* Tỷ suất lợi nhuận không tính chi phí lãi vay trên vốn chủ sở hữu và công cụ nợ có tính lãi vay (ROCE):
Tỷ (Lợi nhuận + chi phí lãi vay) suất =
ROCE Công nợ (có tính lãi) + nguồn vốn CSH
ROCE phản ánh lãi suất sinh lời tính trên tổng số vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không cần phân biệt nó là nợ vay hay vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh
một đồng đầu tư vào doanh nghiệp sẽ thu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế không tính chi phí lãi vay.