Thành công của những liên kết là có thể làm lợi cho những thành viên của họ và những thứ khác theo nhiều cách. Nhưng thậm chí cái thành công nhất cũng không thể là đưa mọi thứ đến tất cả những thành viên. Hiểu được những lợi ích và những giới hạn chung hơn của liên kết có thể giúp họ làm rõ được vai trò của mình trong ngành điện lạnh.
1.4.3.1.Lợi ích cho những thành viên:
Liên kết kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, thể hiện ở những điểm sau đây:
- Tạo điều kiện để tiết kiệm về qui mô, chi phí;
- Giúp doanh nghiệp làm chủ tốt hơn tính phức tạp của thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá thương mại;
- Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy hơn với những thay đổi của môi trường kinh doanh;
- Tạo điều kiện tăng khả năng linh hoạt của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp có thể giảm thiểu cơ cấu theo cấp bậc và như vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc thay đổi, tập trung hơn cho một lĩnh vực có thế mạnh của doanh nghiệp;
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng hơn với các công nghệ mới. Các bên tham gia liên kết có thể chuyển giao công nghệ cho nhau, với những chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng, do sự tin cậy lẫn nhau;
- Giúp giảm thiểu các rủi ro. Khi tham gia liên kết, rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tác tham gia, chứ không phải chỉ tập trung vào một chủ thể, khi đó khả năng vượt qua khó khăn sẽ cao hơn;
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng chinh phục những thị trường mới do khả năng tài chính, tận dụng lợi thế chi phí thấp (hợp đồng cung cấp sản phẩm,...);
- Tạo điều kiện giảm nhẹ cơ cấu bên trong doanh nghiệp, thông qua việc chuyên môn hoá trong các công đoạn sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, liên kết kinh tế cũng có mặt tiêu cực của nó là có thể tạo ra sự độc quyền, không khuyến khích cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường, dẫn đến gây thiệt hại cho người mua (do độc quyền bán) hoặc cho người bán (do độc quyền mua). Ngoài ra, liên kết còn có thể dẫn tới tình trạng sụp đổ dây chuyền khi một trong những chủ thể tham gia bị phá sản... gây mất ổn định cho nền kinh tế.
Để đảm bảo sự thành công của các liên kết kinh tế, cần phải có một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; có một thị trường tăng trưởng và quy mô đủ lớn; Chính phủ phải đóng vai trò tích cực, tạo điều kiện cho các mối liên kết. Mức độ phát triển liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ, thiện chí hợp tác của các chủ doanh nghiệp, trình độ quản lý doanh nghiệp...
1.4.3.2.Trong một vài cách chủ yếu thì những liên kết mang lại lợi ích cho những thành viên và không phải là thành viên.
Quyền sở hữu và kiểm tra dân chủ (Ownership and democratic Control).
Liên kết cho phép những thành viên của nó có thể sở hữu và kiểm tra, dựa trên cơ sở dân chủ, những xí nghiệp kinh doanh đối với những đối với nguyên liệu và dịch vụ nhập vào (input) và marketing những sản phẩm của họ (output). Họ voluntarily tổ chức để tự giúp mình là chủ yếu hơn là nhờ vào chính phủ. Họ có thể xác định những mục tiêu, tài chính, những chính sách hoạt động và phương pháp chia sẻ những lợi ích. Thông qua những liên kết, những thành viên có thể sở hữu và hoạt động như một người sử dụng – dịch vụ - ?
Quyền sở hữu cho phép những người sản xuất xác định những dịch vu và những hoạt động làm cực đại lợi nhuận cho những thành viên và lợi nhuận chung của cả hệ thống liên kết dọc.
Gia tăng thu nhâp
Những liên kết gia tăng thu nhập theo một số cách bao gồm:
- Gia tăng mức gia chung cho những sản phẩm được bán ra hoặc giảm số lượng cấp bậc cung ứng sản phẩm.
- Giảm bớt chi phí trên một đơn vị trong tiến trình sản xuất hay phân phối bởi việc tập hợp những số lượng lớn: ví dụ như kích thước hoặc quy mô.
- Phân phối tới bất kỳ thành viên nào mà tiết kiệm chi phí tồn kho, xử lý hay những hoạt động bán hàng.
- Nâng cao chất lượng cung cấp những sản phẩm.
- Phát triển thị trường mới cho những sản phẩm của mình.
Bởi việc chung vốn trong những vấn đề về mua bán sản phẩm nên có thể thấy rằng liên kết đưa lại một hiệu quả chi phí thấp hơn khi mà những thành viên tự mình thực hiện mọi việc.
Những thành viên thường xem xét những lợi ích của việc hợp tác bởi việc mạng lưới của nó đã cất giữ hay tiết kiệm cái gì – một sự đo lường hữu hình. Đặc biệt hơn, họ còn xem hiện thời họ còn được trả bao nhiêu tiền mặt. Tiếp theo là số lượng được chia sẻ dưới những hình thức không phải tiền mặt có thể được đầu tư về sau. Nhiều liên kết hàng năm đưa ra cách thanh toán tiền mặt bằng cách quay vòng những quỹ.
Cải thiện dịch vụ
Một trong những mục tiêu của liên kết là phục vụ những nhu cầu của những thành viên của họ. Họ làm điều này bằng việc cung cấp những dịch vụ không phải là sẵn có hoặc bởi việc cải thiện những dịch vụ hiện hữu. (ví dụ).
Gửi sản xuất (Production Credit)
Những hiệp hội đi tiên phong trong việc đưa những khoản tiền vay vào sản xuất một cách cẩn thận với những kế hoạch đã được lên là một bộ phận quan trọng của những dịch vụ của họ.Việc cung cấp dịch vụ marketing và xử lý trong một năm chu kỳ đang là nhu cầu của nhiều cộng đồng. (communities)
Trong lĩnh vực cung ứng thì vấn đề kiểm tra sản phẩm, giao hàng và lắp đặt, sửa chữa là những dịch vụ phát triển trước hết và bây giờ do nhiều hợp tác cung cấp.
Những liên kết đang cung cấp nhiều dịch vụ mới tùy theo yêu cầu của các thành viên về các vấn đề như nhân viên ký thuật, nhân viên tư vấn, …hoặc hỗ trợ về thiết bị.
Những hợp tác liên kết dẫn dắt trong việc cải thiện những dịch vụ tới các thành viên vì mục tiêu của họ có thể đáp ứng yêu cầu của những thành viên mặc dù ít hoặc không có mạng lưới nào được thực hiện cho sự hợp tác trong mọi hoạt động.
Chất lượng của những sự cung ứng và những sản phẩm.
Những liên kết cung ứng không phải là để cung cấp những cung ứng cho thành viên “giá trị sử dụng” đến nhưng khách hàng. Những mục tiêu của họ là cung ứng cho khách hàng những dịch vụ, những sản phẩm mà làm cực đại lợi ích hoặc những khoản đầu tư trở lại, mà cái lớn nhất là những khoản lợi nhuận khổng lồ cho cả liên kết.
Trong vấn đề marketing những sản phẩm, những giá trị thực tế của liên kết là dựa trên nền tảng vi phân cho chất lượng. Và họ đã được cung cấp những thông tin và lời khuyên để tạo ra những sản phẩm và duy trì chất lượng đó trong quá trình tiếp thị sản phẩm đó.Về cơ bản, những liên kết khuyến khích sản xuất hướng đến những yêu cầu của thị trường bằng phát triển những kế hoạch “thanh toán người sản xuất” (producer payment) dựa trên cuộc gặp sắp xếp, kích cỡ, thời gian và những nghiên cứu thị trường khác. Những liên kết marketing đã dẫn dắt trong việc yêu cầu những tiêu chuẩn của ngành, rồi sử dụng chúng để đưa ra những sản phẩm chất lượng hàng đầu đến những người tiêu dùng. Những công sức của họ để cải thiện chất lượng, sự tin cậy, và sự toàn vẹn của những sản phẩm xuất ra có thể làm gia tăng thị phần của liên kết trong thị trường.
Đảm bảo nguồn lực những cung ứng
Những liên kết cung cấp cho những thành viên với một nguồn đáng tin cậy những lý do cho giá những cung ứng, dặc biệt trong thời kỳ cháy hàng hay trường hợp khẩn cấp. Dịch vụ này đòi hỏi những liên kết đến một mạng lưới rộng lớn từ những doanh nghiệp nội địa hoặc nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của những thành viên.
Đặc biệt những liên kết có thể (1) giảm lượng hàng bán cho những thành viên để cung ứng cho khách hàng nhằm mở rộng sản xuất, (2) làm cho những cuộc mua bán đặc biệt ở mức giá cao, (3) them thiết bị lưu kho và vận chuyển để thu nhận hoặc cất giữ khi chúng sẵn có, (4) mở rộng khả năng sản xuất, (5) hình thành những hợp tác cung ứng với quốc tế.
Những liên kết làm việc “gần gũi” (closely) với những tổ chức chính phủ nhằm có những đặc quyền khi tiến hành kinh doanh theo hình thức hợp tác. Đồng thời, họ cũng đề nghị nhiều ý kiến để những thành viên duy trì sự cung ứng nhưng dịch vụ của họ.
Hơn nữa, những liên kết cũng bắt đầu có tầm nhìn xa hơn trong những kế hoạch được lập vào những năm tiếp theo.
Tăng cường cạnh tranh
Những liên kết thành công mạnh mẽ đưa ra những sự cạnh tranh đáng mong đợi mà nó sẽ gia tăng giá trị thị phần cho những sản phẩm, kiểu cung cấp dịch vụ, và chất lượng cung ứng chủa những thành viên cho khách hàng. Những cá nhân kinh doanh riêng lẻ sẽ có sức mua hoặc khả năng mặc cả thấp hơn khi họ vào trong một liên kết khi họ thâm nhập một thị trường. Những người kinh doanh riêng lẻ bắt buộc phải giải quyết vấn đề vói ít sự lựa chọn hơn.
Trong một vài ngành, chi có một vài công ty lớn điều khiển sự chia sẻ thị trường. Sự cạnh tranh liên kết có thể bổ ích hoặc có những ảnh hưởng điều chỉnh đến những hoạt động hàng ngày của những hàng kinh doanh. Giá cả địa phương thường tăng lên khi những liên kết này tham gia trị trường.
Những nguyên tắc cung cấp dịch vụ của liên kết là ở mức chi phí cao trong thị trường kể cả trong thị trường có một số công ty lớn. Những liên kết cung cấp một “tiêu chuẩn so sánh” bởi những thành viên nào có thể đo lường sự thực hiện của những công ty khác mà phục vu khách hàng. Điều này có thể giúp những người lãnh đạo liên kết quyết định có nên không để tích hợp những hoạt động với một cường độ cao hơn.
Cải tiến quản lý những thành viên
Những người quản lý và những thành viên của liên kết cung cấp thong tin có giá trị đến những thành viên về sản phẩm sản xuất và những hoạt động quản lý. Lời khuyên được đưa ra là chất lượng của sản phẩm và những dịch vụ kèm theo mà họ cung cấp và thực hiện. Đồng thời nhiều liên kết còn cung cấp những thong tin về thị trường và tình hình kinh tế về những sản phẩm hoặc thị trường. Nhiều liên kết giúp đỡ những thành viên của mình mở rộng thị trường, và những thành viên đang nhìn vào liên kết với đầy đủ những dịch vụ.
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống phân phối liên kết dọc nhóm hàng điện lạnh. kết dọc nhóm hàng điện lạnh.
Vấn đề đặt ra là vời điều kiện nào thì liên kết dọc từ sản xuất phân phối đến tiêu dùng trong mặt hàng điện lạnh là chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng liên kết được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Có sẵn các trung gian thương mại bên ngoài có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh riêng biệt.
- Sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí để thay đổi những thành viên hệ thống phân phối hiện tại không đáp ứng yêu cầu.
- Sản phẩm cần có quy trình bán hàng thống nhất đòi hỏi các trung gian bên ngoài được đào tạo mới đáp ứng yêu cầu.
- Quyết định mua là phức tạp và có sự quan tâm cao.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên hệ thống phân phối là cần thiết để thực hiện các hoạt động marketing.
- Người mua chung thủy với người bán chứ không phải với nhà sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế theo quy mô thể hiện trong thực hiện các hoạt động phân phối. - Môi trường kinh doanh có sự biến động cao.
- Rất khó kiểm soát hoạt động của các trung gian thương mại trong hệ thống phân phối.
- Các thành viên trong hệ thống phân phối được phép tận dụng những nỗ lực của người khác.
- Giao dịch buôn bán diễn ra thường xuyên ở mức độ lớn.
Một số trường hợp khác cần sử dụng hệ thống phân phối liên kết dọc là: - Sản phẩm đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống (pha triển khai) - Người mua yêu cầu mức độ dịch vụ kèm theo cao.
Dưới sự tác động của các điều kiện trên, nhiều doanh nghiệp thấy cần phát triển các hệ thống phân phối liên kết dọc của họ. Sự phát triển quan trọng và cơ bản nhất trên thị trường lương thực và thực phẩm chính là sự tăng trưởng của các hệ thống phân phối liên kết dọc ở những hình thức và mức độ khác nhau.
Gần đây thuật ngữ “quyền của các bên theo giá trị” được dùng để miêu tả quan hệ kinh doanh giữa các cá nhân và công ty được nối với nhau hoặc dọc hoặc ngang trong một mạng lưới hợp tác, trợ giúp lẫn nhau, mặc dù các cá nhân và công ty này vẫn duy trì sở hữu độc lập của họ. Thuật ngữ này dùng để chỉ các hệ thống phân phối liên kết dọc được quản lý và hệ thống liên kết dọc theo hợp đồng. Cả hai, như chúng ta thấy sữ thấy được dựa trên các liên kết hợp tác dọc và ngang giữa các công ty. Sự phát triển và tăng trưởng của các hệ thống phân phối liên kết dọc có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức và quản lý hệ thống phân phối. Người quản lý phải thông thạo với các hệ thống này để ra các quyết định hệ thống phân phối có hiệu quả.
Có thể thấy, hệ thống phân phối liên kết dọc là sản phẩm chủ quan của các doanh nghiệp, vì vậy để hình thành và phát triển các hệ thống phân phối này cần phải có những điều kiện nhất định. Những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển các hệ thống phân phối liên kết dọc hàng điện tử điện lạnh chính là:
- Tập quán và hành vi tiêu dung hang điển tử điện lạnh có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các loại hình bán lẻ hang điện tử điện lạnh mà người mua có thói quen mua.
- Đặc điểm của sản phẩm. Mặt hang điện tử điện lạnh có những có những đặc điểm chi phối đến hệ thống phân phối liên kết dọc như thời gian từ khi đặt hang phải có thời gian, chi phí tồn kho cao, vấn đề khó khăn trong lắp đặt và sử dụng sản phẩm.
- Đặc điểm của các trng gian thương mại kinh doanh hang điện tử điện lạnh. Đây là loại hang đặc trưng nên số lượng trung gian thương mại kinh doanh có sự hạn chế về số lượng.
- Các yếu tố môi trường kinh doanh như mức thu nhập, dân số, công nghệ… cũngchi phối trực tiếp đến sự phát triển các hệ thống phân phối liên kết dọc hang
điện tử điện lạnh. Ví dụ công nghệ Inveter giúp tiết kiệm điện cho các loại máy điều hòa không khí cỡ trung và cỡ lớn.
1.6.Tổ chức các hệ thống phân phối liên kết dọc hàng điện lạnh
1.6.1.Xác định các yếu tố tổ chức cần thiết cho phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc nhóm hàng điện lạnh. phối liên kết dọc nhóm hàng điện lạnh.
Một hệ thống phân phối liên kết dọc chỉ thành công khi: - Phù hợp với trình độ phát triển của thị trường.
- Có năng lực tập trung và hợp tác (theo chiều ngang và chiều dọc). - Được quyền tự quyết khi tham gia thị trường và tiến hành kinh doanh. - Ít bị ảnh hưởng bởi các rào cản pháp lý.
- Hoạt động kinh doanh trong một thị trường minh bạch.