- Y học đã dùng nọc rắn để chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn. Khoảng 400 loài rắn có nọc độc và huyết thanh chế từ loài nào chỉ chữa được cho người bị loài rắn đó cắn. Hiện gần 100 quốc gia đã chế tạo trên dưới 200 loại huyết thanh. Việt Nam đã điều chế thành công loại huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp.
Nọc rắn còn được dùng chế các thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh... dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ.
Nọc rắn độc hổ mang ở Brazil có chất captopril gây hạ huyết áp rất nhanh khiến con mồi bủn rủn, tê liệt. Các nhà khoa học đã mô phỏng và chế tạo được chất này để chữa trị bệnh tăng huyết áp.
28
Tetroditoxin có trong cá nóc được coi là một trong những chất có độc tính mạnh nhất đối với hệ thần kinh và tim mạch, song những nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy có thể sử dụng chất độc này để điều chế thuốc tê, hạ huyết áp, điều trị các bệnh viêm phế quản, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hỗ trợ điều trị nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
- Nọc đôc ốc (Conus) đã được nghiên cứu rộng rãi trong những năm 1990. Hầu như tất cả các độc tố này là Conus peptides hoặc một ít protein. Nọc độc này là dung dịch hỗn hợp của bộ điều chế kênh ion bao gồm thuốc đối kháng thụ thể niconic(α-conotoxins), thuốc đối kháng kênh Natri(μ-conotoxins), thuốc thụ thể kênh
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Queensland (Australia) đã phát hiện thấy rằng một loại protein trong nọc của ốc nón có thể làm giảm đau hiệu quả hơn thuốc morphine
Thuốc kiểm soát mạch máu từ nọc độc của ếch
Thuốc này cũng có thể dùng để điều trị ung thư, bệnh tiểu đường do mạch máu mất kiểm soát, chất chống gây tổn thương võng mạc và viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, sự tuyệt chủng của hàng loạt loài ếch đang đe dọa nguồn cung cấp tiền chất để điều chế các loại thuốc này.
Thuốc mau lành vết thương từ nọc độc của cóc chuông
Loài cóc này tiết ra mồ hôi có lẫn chất độc. Một số protein có trong mồ hôi của chúng có thể dùng để chữa lành vết thương. Các peptit trong protein giúp tăng cường sự phát triển mạch máu và nó làm giảm sự phát triển của mô sẹo bằng cách tăng tốc quá trình lành vết thương
1. Bài giảng Độc chất thực phẩm, Ths.Phạm Thị Đan Phượng
2. John Wiley & Són – 2000 – The Principles of Toxicology. Environmental and Industrial Applications, 2 nd Edition – ISBN 0471293210 – 606s.pdf
3. http://vi.swewe.net/word_show.htm/?261493_1&Bi%E1%BB%83n_r%E1%BA%AFn_%C4%9 1%E1%BB%99c_t%E1%BB%91
4. http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%8Dc_r%E1%BA%AFn
30