PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Những lý luận kinh tế của các nhà kinh tể tiểu tư sản (Trang 25)

3. So sánh sự khác nhau giữa hệ thống quan điểm của Proudhon và Sismondi:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Phương hướng:

Trong quá trình phát triển bên cạnh những thành tựu đã đạt được kinh tế chính trị tiểu tư sản cũng tồn tại rất nhiều mặt hạn chế cần phải có cách nhìn nhận khoa học và đúng đắn hơn về thế giới khách quan, về sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Kinh tế chính trị học tiểu tư sản còn mang tính chất phản động và ảo tưởng về việc cải tạo một mô hình xã hội, cần phải đổi mới cách nhìn nhận, không nên chỉ đứng trong nhận thức của giai cấp tiểu tư sản mà đánh giá sai lầm, chủ quan về sự phát triển của nền kinh tế.

Phải nhìn nhận rõ những mặt hạn chế của, để rồi đưa ra phương pháp phát triển kinh tế phù hợp với xã hội. Việc cải tạo một mô hình xã hội phải mang tính chất thực tế hơn, vì trong quá trình đề ra nó còn mang tính ảo tưởng khó thực hiện. Mô hình đó thể hiện những ước vọng vào việc cải tạo mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa, một mô hình lý tưởng. Nhưng giữa thực tế và việc thực hiện chúng còn cách xa nhau rất lớn.

Giải pháp:

Dựa trên những mặt hạn chế trong quá trình phát triển, ta sẽ có những giải pháp sửa đổi, sao cho hoàn thiện và phù hợp hơn.

Khi phê phán chủ nghĩa tư bản không thể phủ nhận những thành tựu của nó, không nên phủ nhận tính khách quan, hợp quy luật của con đường phát triển xã hội.

Đưa ra cương lĩnh cải tạo xã hội phù hợp và đúng đắn.

C. KẾT LUẬN

Kinh tế chính trị tiểu tư sản là một trào lưu của kinh tế học chính trị phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp trung gian tiểu tư sản, xuất hiện đầu thế kỉ 19, dưới ảnh hưởng của việc vô sản hoá rộng rãi giai cấp tiểu tư sản do cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 gây ra. Những người sáng lập: Sismondi và Proudhon. Tính hai mặt của giai cấp tiểu tư sản quyết định tính hai mặt của kinh tế chính trị tiểu tư sản: một mặt phê phán chủ nghĩa tư bản, mặt khác lại đòi quay về sản xuất nhỏ; hoặc trong điều kiện ngày nay thì đòi tìm "một con đường thứ ba" nào đó.

Trong lịch sử của sự phát triển của tư tưởng kinh tế, kinh tế chính trị học tiểu tư sản chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Những người tiểu tư sản lần đầu tiên đặt vấn đề phê phán chủ nghĩa tư bản một cách toàn diện, chỉ rõ mâu thuẫn trong sự phát triển nội tại của phương thức này và bác bỏ sự tồn tại của nó. Đó là một quan điểm đối lập trực tiếp với kinh tế chính trị học cổ điển là trường phái bênh vực cho sự tồn tại vĩnh viễn của phương thức này. Nhiều vấn đề xã hội và con người mà các học giả tiểu tư sản nêu lên ngày càng tỏ ra có ý nghĩa lớn đối với việc phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung, nhất là trong hoàn cảnh của những nước nông nghiệp lạc hậu bắt đầu xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Sự ra đời và phát triển của học thuyết kinh tế tiểu tư sản ta phải nói đến hai đại diện tiêu biểu nhất đó là Sismondi và Proudhon. Mặc dù có nhưng phương pháp lý luận khác nhau, nhưng hai ông đều có một điểm chung là: học thyết kinh tế tiểu tư sản bảo vệ chính là những nền sản xuất nhỏ, phê phán chủ nghĩa tư bản hay chính là giai cấp tư sản lớn, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình. Họ có một lí tưởng xây dựng một xã hội mới, hoàn thiện hơn dựa trên việc phân tích những mặt hạn chế và hậu quả của tư bản chủ nghĩa gây ra. Nhưng trong lý luận của họ còn có nhiều mặt hạn chế mang tính chất phản động, tiêu cực và ảo tưởng. Họ phê phán tư bản chủ nghĩa nhưng dựa trên cơ sở tình cảm và những quan niệm không phù hợp của giai cấp tiểu tư sản. Khi phê phán chủ nghĩa tư bản, họ phủ nhận tính chất khách quan, hợp quy luật của con đường phát triển xã hội, phủ nhận cả nền sản xuất đại công nghiệp nói chung.

Vì vậy mà trong quá trình nghiên cứu phải có sự kết hợp logic, phải có hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh và phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Ngoài ra,Kinh tế chính trị tiểu tư sản thể hiện tính không triêt để cả trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội. Nên tư tưởng học thuyết này sẽ

nhanh chóng bị thay thế bởi một học thuyết khác có hệ thống lý luận hoàn chỉnh hơn.

Trong điều kiện nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc nghiên cứu và học tập những tư tưởng học thuyết kinh tế là điều rất quan trọng. Từ đó, ta có thể hiểu rõ bản chất của nền kinh tế, đúc rút ra được nhưng thành tựu của từng học thuyết, nhìn nhận ra được những mặt hạn chế, để rồi sẽ tìm ra những phương hướng và giải pháp khắc phục. Việc nghiên cứu và học tập cũng sẽ giúp cho ta có một cái nhìn thực tiễn về nên kinh tế nước ta hiện nay. Và từ đó chúng ta sẽ có những cơ sở lý luận nghiên cứu về kinh tế học, để rổi đưa ra những kế hoạch, quan điểm trong các chính sách phát triển kinh tế trong tương lai.

Một phần của tài liệu Những lý luận kinh tế của các nhà kinh tể tiểu tư sản (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w