DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất (Trang 26)

2.1. Đánh giá tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

2.1.1. Ưu điểm:

Nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất áp dụng tính giá nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Namvà chế độ kế toán đã tạo ra sự thống nhất về công tác hạch toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày ở các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo kịp thời phục vụ cho công tác quản lý.

Mặt khác việc áp dụng chuẩn mực này giúp các doanh nghiệp tính toán phân bổ chính xác giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách kịp thời, chính xác.

Một số ưu điểm cụ thể về tính giá NVL trong DN sản xuất hiện nay: -Về khâu sử dụng: Nguyên vật liệu được dùng đúng mục đích sản xuất và quản lý sản xuất dựa trên định mức vật liệu trước khi xuất vật liệu sản xuất. Điều này giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu xuất cho sản xuất một cách chặt chẽ và là cơ sở chủ yếu cho việc phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.

-Về khâu thu mua nguyên vật liệu: Doanh nghiệp đã tổ chức được bộ

phận tiếp liệu chuyên đảm nhận công tác thu mua nguyên vật liệu trên cơ sở đã xem xét, cân đối giữa kế hoạch sản xuất và nhu cầu.

-Về khâu dự trữ: Với khối lượng vật tư sử dụng tương đối lớn, chủng

loại vật tư nhiều, đa dạng mà các Doanh nghiệp sản xuất vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời cho sản xuất, không để tình trạng ứ đọng nhiều nguyên

trữ cần thiết, hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

-Về bảo quản: Hệ thống kho tàng được bố trí tương đối hợp lý, phù hợp với cách phân loại vật liệu

2.1.2 Những tồn tại:

Bên cạnh những ưu điểm, tính giá nguyên vật liệu theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam hiện hành còn gặp phải những hạn chế nhất định cần phải được cải tiến :

- Trong công tác quản lý nguyên vật liệu:

Vật liệu bao gồm rất nhiều loại, nhiều quy cách khác nhau, nhưng phần lớn các Doanh nghiệp sản xuất lại chưa sử dụng sổ danh điểm vật tư với quy định mã của từng loại để tạo điều kiện theo dõi vật tư được dễ dàng, chặt chẽ hơn. Do đó, vật tư mua về không được kiểm tra tỉ mỉ, khách quan cả về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Điều này có thể dẫn tới tình trạng vật tư nhập kho không đảm bảo đúng quy cách phẩm chất.

- Ở các doanh nghiệp sản xuất nhập nguyên vật liệu từ các nguồn trong nước theo hợp đồng kinh tế ký kết thì vật liệusẽ được nhận ngay tại kho do đó kế toán thường tính giá thực tế của vật liệu :

Giá nhập kho ( TT) vật liệu = Giá mua

Thực hiện tính giá thực tế vật liệu theo công thức này sẽ bớt đi khối lượng công việc kế toán nhưng sẽ làm cho việc tính giá vật liệu không được chính xác khi xuất dùng cho sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mềm kế toán máy trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp chưa thật sự nhất quán và đồng bộ, gây ra những hạn chế nhất định trong công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu.

2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trongDoanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất.

2.2.1. Xây dựng hệ thống danh mục NVL

Để phục vụ cho nhu cầu quản lý vật liệu tránh nhầm lẫn, thiếu sót, doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng “Sổ danh điểm vật liệu”.

-“Sổ danh điểm vật liệu”: là sổ tập hợp các loại vật liệu của Doanh nghiệp đã và đang sử dụng. Trong đó theo dõi từng nhóm, từng loại, từng thứ vật liệu một cách chặt chẽ để giúp cho công tác quản lý và hạch toán vật liệu tại Doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng hơn và thống nhất hơn. Mỗi loại, mỗi nhóm mỗi thứ vật liệu được quy định một mã riêng sắp xếp một cách trật tự, thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần thiết.

Bảng 1:

SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆUKÝ HIỆU KÝ HIỆU Tên, nhãn hiệu quy cách NVL Đơn vị tính Quy cách Ghi chú Nhóm Danh điểm NVL 152.1.01 ... 152.1.01.01 ... 152.1.01.02 … … 152.1.02 152.1.02.01 . 152.1.02.02

2.2.2. Hoàn thiện việc nhập-xuất-tồn kho vật liệu:

đó cần quy định rõ trách nhiệm của từng phòng ban, từng cá nhân.

Quy định rõ trách nhiệm của cản bộ thu mua vật liệu. khi mua vật liêụ về phải bàn giao chứng từ một cách đầy đủ kịp thời cho phòng kế toán để kế toán hạch toán kịp thời, chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu nhập kho và theo dõi giám sát tình hình biến động của nguyên vật liệu trong quý.

Về nhập kho nguyên vật liệu: Dù nhập với khối lượng cũng như giá trị là bao nhiêu thì cũng cần phải tiến hành theo đúng thủ tục hập kho đã quy định chỉ trừ một số lần nhập với giá quá nhỏ . Việc nhập kho vật liệu theo đúng trình tự sẽ hạn chế được những kết quả xấu, kịp thời phát hiện được những vật liệu kém phẩm chất để có biện pháp xử lý thích hợp.

Nguyên vật liệu thu mua về cần phải làm thủ tục nhập kho trước khi xuất cho các bộ phận sản xuất, có như vậy kế toán mới thực hiện được tốt chức năng kiểm tra, giám sát của mình trong việc sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời giúp kế toán hạch toán được chính xác chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.Các doanh nghiệp sản xuất nên thành lập ban kiểm nghiệm vật liệu để khi mua nguyên vật liệu về được kiểm tra tỉ mỉ, khách quan cả về số lượng cũng như chủng loại. Có như thế nguyên vật liệu nhập kho mới đảm bảo đúng quy cách phẩm chất.

2.2.3. Hoàn thiện hệ thống kho tàng nguyên vật liệu

Sau khi phân loại được hệ thống danh mục nguyên vật liệu thì việc sắp xếp nguyên vật liệu trong kho lại là vấn đề quan trọng. Mỗi doanh nghiệp có những cách sắp xếp khác nhau và nhất thiết phải có sơ đồ vị trí của từng loại nguyên vật liệu để dễ dàng cho việc lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Sắp xếp kho tàng còn là căn cứ để doanh nghiệp có thể tính toán được nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu trong kỳ để đáp ứng tốt số lượng nguyên vật liệu cần dùng

trong quá trình sản xuất, hạn chế tối đa trường hợp thiếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

2.2.4. Hoàn thiện về mô hình tính giá vật liệu nhập kho

Việc tính giá nguyên vật liệu không chỉ là giá mua ghi trên hóa đơn của người bán mà còn bao gồm cả các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua. Mức giá nguyên vật liệu do bộ phận mua hàng xác định. Bộ phận mua hàng cần lựa chọn những nhà cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng cao với mức giá hợp lý nhất. Các nhà quản lý cần đưa ra một mức giá dự kiến hợp lý trên cơ sở phân tích quá khứ cũng như xem xét xu hướng biến động giá đối với nguyên vật liệu doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy để tính toán chính xác giá thành sản xuất, các doanh nghiệp cần phải tính được giá thực tế của vật liệu đưa vào sản xuất nên giá của vật liệu bao gồm 2 bộ phận không thể tách rời là giá mua và chi phí thu mua. Trị giá mua gồm giá mua (trừ giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại) cộng các khoản thuế không được hoàn lại; chi phí thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí kho hàng bến bãi, chi phí bộ phận hàng thu mua, hao hụt trong định mức….

2.2.5. Hoàn thiện việc áp dụng kế toán trên máy vi tính.

Ở các Doanh nghiệp hiện nay mọi việc thống kê kế toán thực hiện chưa đồng bộ.Trong khi đó do đặc điểm sản xuất của mỗi Doanh nghiệp có các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành về nhập, xuất nguyên vật liệu, các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên, liên tục nên sổ sách dùng để ghi chép, phản ánh nhiều, mỗi khi cần có số liệu từ kỳ trước hoặc năm trước thì việc tìm dở sổ sách rất lâu, mất thời gian, chưa khoa học

dụng tin học vào các doanh nghiệp sản xuất là điều tất yếu, nó giúp đỡ bổ trợ cho các cán bộ làm công tác thống kê kế toán hoàn thành công việc một cách nhanh hơn, đỡ tốn kém thời gian và hiệu quả công việc cao hơn, vậy trong thời gian tới các có thể phát huy tính hiệu quả công việc cao hơn. Vậy trong thời gian tới các Doanh nghiệp nên trang bị hệ thống máy vi tính cho phòng kế toán tổng hợp để các nhân viên ở đây có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của mình

Trên đây là một số ý kiến của em về công tác tính giá NVL trong quá trình nghiên cứu Đề tài. Tuy nhiên, do năng lực còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn ít, nên những ý kiến đề xuất trên chưa phải là phương án tối ưu, mà chỉ có tính chất tham khảo, góp phần nhỏ bé cùng các Doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tính giá NVL.

2.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện trên:

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w