Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp việt nam sang các thị trường quốc tế (Trang 25)

2.3.4.1. Mục đích

Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có vai trò to lớn trong Marketing-mix đối với sản phẩm gạo. Nhờ các công cụ, chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chúng ta có thể thúc đẩy nhanh việc xuất khẩu, thâm nhập thị trường, làm tăng kim ngạch, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhờ số lượng gạo bán ra nước ngoài tăng lên, qua đó thu hút khách hàng tiềm năng...

Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý của khách hàng nước ngoài đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam mà còn nâng cao vị trí của xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế, qua đó lôi kéo thêm các nhà nhập khẩu gạo và giúp cho Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn các nước xuất khẩu khác.

2.3.4.2. Các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Các doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng chiến lược “đẩy” trong chính sách xúc tiến để đẩy gạo ra thị trường thông qua mạng lưới kênh phân phối. Chiến lược này đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức tốt mạng lưới phân phối nhằm đạt hiệu quả xuất khẩu tối đa. Qua hơn 20 năm thực hiện việc bán gạo ra thị trường thế giới, chúng ta chưa thực sự có những kế hoạch xúc tiến một cách quy củ mà chỉ là những việc làm mang tính chất bước đầu. Cụ thể là:

- Xuất khẩu gạo đã được thúc đẩy bằng một số biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá vận chuyển và nâng cao tiếng tăm của Việt Nam đối với các bạn hàng nước ngoài. Trong những năm qua, chất lượng gạo đã có những cải tiến đáng kể với việc giảm tỷ lệ phần trăm số gạo gẫy và các chỉ tiêu khác. Tuy nhiên, chất lượng gạo của Việt Nam luôn là vấn đề nhức nhối với các nhà xuất khẩu khi đặt trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường thế giới nên yếu tố về chất lượng gạo hiện nay chưa thể là một điểm mạnh trong chính sách xúc tiến kinh doanh của ta được.

- Các biện pháp giảm giá và vận chuyển cũng bước đầu được áp dụng. Tuy nhiên, chi phí cảng, chi phí bốc dỡ và các chi phí liên quan tại cảng biển Việt Nam vẫn còn cao, khó có thể cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu khác. Hơn nữa, tốc độ bốc hàng chậm, gây mất cơ hội về giá cả và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Cung cấp các dữ liệu tiếp cận thông tin về giá cả, sản xuất lương thực, thị trường quốc tế và thị trường tiếp thị. Trong thời đại ngày nay, việc trao đổi thông tin giữa các nguồn cung và thị trường là một yếu tố không thể thiếu trong việc Marketing sản phẩm. Chiến lược thông tin ở Việt Nam cho xuất khẩu gạo vẫn còn những bất cập. Các doanh nghiệp không thường xuyên có được những thông tin và dự báo trong việc xác định các thị trường đầu ra, khối lượng gạo có thể xuất khẩu, các chính sách khuyến khích khả năng cạnh tranh của gạo cũng như nhu cầu khách hàng.

Khâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Các nguồn tài liệu về thị trường gao thế giới phục vụ cho kinh doanh xuất khẩu cũng như phục vụ công tác quản lý xuất khẩu, công tác nghiên cứu nhìn chung còn quá ít ỏi, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế trong khi hoạt động xuất khẩu đòi hỏi những thông tin sâu rộng về thị trường để theo dõi kịp thời và hệ thống các diễn biến cung cầu, giá cả. Do nghiên cứu thị trường bị hạn chế nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam không xử lý được kịp thời những diễn biến của thị trường, bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu gạo, gây thiệt hại tới bản thân doanh nghiệp nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Sự thiếu thông tin về gạo trên thế

giới luôn làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng dẫn đến hiệu quả kém trong hoạt động xuất khẩu.

Trong lĩnh vực sản xuất, những thông tin liên quan đến công nghệ và thị trường cũng đóng một vai trò thiết yếu. Người nông dân ở Việt Nam chủ yếu có được những thông tin qua các mối quan hệ thân quen và trao đổi với những nông dân khác. Phần lớn những tin tức về thị trường trong và ngoài nước đều lấy từ Trung tâm thông tin của Bộ Thương mại, không đủ đáp ứng nhu cầu cập nhật về giá cả thị trường của người sản xuất. Các Hiệp hội lương thực và các tổng công ty đang có hướng mở ra các nhóm nghiên cứu tình hình thị trường trong nước và quốc tế nhưng các hoạt động này vẫn còn nhiều yếu kém. Cùng một báo cáo ngành mà có tới 3, 4 số liệu khác nhau trong khi nguồn cán bộ của cả hai bộ trên đều rất yếu, chưa dám sử dụng những chuyên gia đã được đào tạo chính quy về ngành kinh doanh cho nông nghiệp nên không làm tốt chức năng dự báo thị trường.

Hiện tại việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp phải những thách thức không hề nhỏ. Thời điểm này rất cần vai trò của Chính phủ, không chỉ để cải thiện tình hình hiện tại mà cần một cách tiếp cận mới. Cách hỗ trợ của Nhà nước từ trước đến nay chủ yếu hướng vào trợ giúp nông dân thông qua cánh tay doanh nghiệp mua lúa gạo tạm trữ. Tuy nhiên đó là một cách tiếp cận “chữa cháy”. Đã đến lúc vai trò Chính phủ cần hướng mạnh hơn vào khai thông thị trường xuất khẩu, tìm đầu ra bằng con đường hỗ trợ thương mại kinh doanh, qua đó gián tiếp hỗ trợ nông dân. Chẳng hạn:

- Một số thị trường tập trung đem lại lượng gạo xuất khẩu ổn định cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhưng, thay vì chỉ nhắm đến một vài thị trường tập trung có thể gặp rủi ro, nên mở thêm các thị trường mới.

- Chính phủ có thể tham gia tích cực xúc tiến thương mại mở đường và mở rộng thị phần như bài học của Thái Lan. Năm 2010, khi gạo của Thái Lan bị Việt Nam và Trung Quốc cạnh tranh mạnh và mất thị phần ở thị trường Hồng Kông, phái đoàn Chính phủ Thái Lan đã sang Hồng Kông để quảng bá cho gạo Thái Lan. Hình ảnh gạo Thái xuất hiện trên các phương tiện giao thông ở thị trường này, phía Thái Lan còn gặp gỡ các nhà nhập khẩu Hồng Kông, thuyết phục các nhà hàng kinh doanh tiêu dùng gạo Thái...

- Ngành lúa gạo rất có lợi thế để Chính phủ thúc đẩy xúc tiến thương mại bởi hạt gạo không chỉ có tầm quan trọng như một sản phẩm thương mại thông thường, mà còn là một mặt hàng “chính trị”, tạo cho Việt Nam một hình ảnh tích cực hơn trên trường quốc t

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp việt nam sang các thị trường quốc tế (Trang 25)