3. Các giải pháp dài hạn.
3.3. Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng.
3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.
Hiện tại hình thức trả lương theo thời gian có thưởng đang áp dụng tại Công ty cũng có một số nhược diểm cần khắc phục là.
Thứ nhất: chưa gắn trách nhiệm của người lao động với hoạt đọng sản xuất kinh doanh của Công ty. Cách trả lương căn cứ vào hệ số lương được xếp theo nghị định số 26/CP ngày 23/5/1999 của Chính phủ và ngày công thực tế của người lao động sẽ đi làm đầy đủ số ngày hơn nhưng hiệu quả của một ngày làm việc ở Công ty thì con số ngày đày đủ ấy không thể đánh giá được. Vấn đề là phải làm thế nào để người lao động đi làm không phải chỉ có mặt để chấm công và hưởng lương mà phải thực sự với sự cố gắng nỗ lực của mình, tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả.
Thứ hai: chưa gắn kết quả của người lao động với kết quả hoạt động của Công ty.
Để phát huy được huệi quả trong việc khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm, có năng suất, cố gắng phấn đấu chúng ta có thể áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng gắn với kết quả lao động như sau:
Trong đó:
TLi = - Tbhxh – Các khoản khác
HScbi: Hệ số m ức lương xếp theo nghị định 26/CP của người i.
HSti: Hệ số thưởng cho chức danh chuyên môn nghiệp vụ mà công việc của người i đang làm yêu cầu chứ không phải là chức danh chuyên môn nghiệp vụ của người i.
HSfci: Hệ số phụ cấp của người i. HSki: Hệ số chế độ khác của người i.
SNtti: Số ngày làm việc thực tế trong tháng của người i.
HShtnvi: Hệ số phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ phức tạp và
trách nhiệm mà công việc đòi hỏi của người i.
Tbhxh: Tổng số tiền bảo hiểm xã hội mà người i phải nộp. Công thức tính…..
Cách xác định hệ số HSti:
Căn cứ vào bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc ta sẽ xác định được là yêu cầu về chức danh chuyên môn nghiệp vụ công vịêc mà người i đang làm.
Dựa trên " Quy định về chế độ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty thiết bị đồ dùng học tập I " ta xẽ xác định được hệ số thưởng cho chức danh chuyên môn nghiệp vụ này.
Cách xác định HShtnvi:
Dựa trên bảng phân loại lao động A-B-C của công ty ta sẽ xác định người lao động đó đạt loại nào bằng cách:
∗ Cuối tháng, các nhân viên trong phòng sẽ tiến hành bình xét lao động A- B-C để xét thưởng theo phương thức bỏ phiếu kín để tránh sự tác động vào ý muốn chủ quan của người lao động. Trong mỗi phiếu cần ghi rõ ý kiến nhận xét và xếp loại đối với tất cả nhân viên trong phòng. Từ các ý kiến trên trưởng phòng tổng hợp xem xét xếp loại lao động trên nguyên tắc tuân theo đa số. Trưởng phòng và phó phòng thì ban giám đốc sẽ đưa ra ý kiến nhận xét. Sau đó, công khai kết quả bình bầu trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Có như vậy, mới tạo ra được sự công bằng dân chủ cho toàn bộ đội ngũ lao động.
∗ Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiên công việc của người lao động thông qua phương pháp thang đo đánh giá đồ họa để ta xếp loại cho người lao động.
Loại A: HShtnvi = 1,1. Loại B: HS htnvi = 0,9. Loại C: HS htnvi = 0,8. Không có HS htnvi = 0,7.
Với cách tính tiền lương như thế này sẽ khuyến khích cán bộ công nhân viên của Công ty lao động một cách nhiệt tình để được xếp loại cao.
3.3.2. Hoàn thiện phương pháp chia lương cho từng công nhân trong xưởng sản xuất.
Như phương pháp trên đẫ phân tích, ta thấy lương sản phẩm đã được xác định cụ thể nhưng cách chia lương chưa phản ánh được yếu tố sau:
- Chưa gắn với trách nhiệm, tinh thần làm việc, ý thức đóng góp… là các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.
- Chưa gắn kết quả thực tế với mức lương đóng góp của người lao động.
Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm trên công ty có thể thực hiện việc chia lương theo phương pháp: Dùng hệ số điều chỉnh.
Bước 1: Tính tiền công theo cấp bậc công việc và số ngày làm việc thực tế.
Trong đó:
TLcbx: tổng tiền công theo cấp bậc công việc và số ngày làm việc thực tế của cả xưởng.
TLcbi: số tiền công theo cấp bậc công việc và só ngày làm việc thực tế của người i.
HScbi: hệ số mức lương xếp theo nghị định 26/CP của người thứ i. SN TTi: số ngày làm việc thực tế của người thứ i.
Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh. H= TLcb/TLtt
Trong đó:
H: hệ số điều chỉnh.
TLcb: tiền lương cấp bậc của xưởng. TLtt: tiền lương thực tế của xưởng.
Bước 3. Tính tiền lương thực tế cho từng công nhân. TLttcni = TLcbii* Hdc
Trong đó:
TLttcni: tiền lương thực tế công nhân i nhận được.
TLcbi : tiền lương theo cấp bậc công việc và số giời làm việc thực tế của công nhân i.
Bước 4. Thực lĩnh của từng công nhân.
TLi = TLttcni + TLTN – BHXHi – các khoản khác. Trong đó:
BHXHi : Số tiền bảo hiểm xã hội mà người i phải đóng. BHXHi = ( HScbi + HSTrNi)*290.000*5% TLTN: tiền lương trách nhiệm của công nhân i.
TLTN = HSTrNi* 290.000 HSTrNi: hệ số phụ cấp trách nhiệm.