Từ bộ máy của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 26 - 27)

1.1. Từ bộ máy quản lý - tổ chức hành chính

Một doanh nghiệp muốn đạt mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới một trình độ quản lý tơng ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp phải dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát tập trung vào những mối liên hệ tơng tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể để tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp. Bộ máy quản lý là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo, cấp trên xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phơng pháp quản lý hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng nh cách thức điều hành của các cấp là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành khoa học, bộ máy gọn nhẹ sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1.2. ảnh hởng từ nhân tố con ngời - tiềm năng về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Con ngời luôn là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Con ngời và năng lực của họ là yếu tố tạo nên thành công trong công việc kinh doanh, khai thác cơ hội kinh doanh một cách có hiệu quả. Tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vậy, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có sức khoẻ, trình độ chuyên môn

cao, có năng lực sự nhiệt tình nhạy bén. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con ngời bởi nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất: Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác nghiệp vụ vững chắc.

Để nâng cao vai trò nhân tố con ngời, các doanh nghiệp phải thờng xuyên chú trọng công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dỡng và nâng cao nghiệp vụ công tác. Đồng thời phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên sao cho thoả đáng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 26 - 27)