Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG (Trang 28 - 31)

II. Phân theo thành phần kinh tế

1. Doanh nghiệp tư nhân

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tạ

Nguyên nhân khách quan:

Sản xuất trong năm gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế biến động, giá cả đầu vào sản xuất tăng làm giảm nhu cầu đầu tư dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm so với năm 2007. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, sẽ gặp nhiều rủi ro khi có thiên tai xảy ra, gây thiệt hại lớn đến kết quả các phương án sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Sản xuất nông nghiệp có đặc thù riêng, năm mất mùa thì giá cao, mà được mùa thì giá lại thấp. Đồng thời chưa có định hướng quy hoạch sản xuất- chế biến- tiêu thụ sản phẩm dẫn đến hiện tượng người dân luôn bị mất giá những năm được mùa do cung về sản phẩm quá nhiều nên giá trị thu nhập cho nông dân nhiều khi không tăng mà lại bị giảm xuống.

Một nguyên nhân khách quan nữa xuât phát từ phía chính quyền địa phương, đó là chưa xây dựng được chính sách phát triển kinh tế hộ một cách Đàm Thị Liên KT&QLC 47

làm, người nông dân chưa được hướng dẫn việc hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác, kể cả với các HTX nông nghiệp trên địa bàn để mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh bền vững, chưa làm tốt công tác quy hoạch và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu sản xuất tập chung. Ngoài ra công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình để có vật thế chấp vay vốn ngân hàng tại các địa phương diễn ra khá chậm, nhiều hộ nông dân muốn vay mà không được vay.

Nguyên nhân chủ quan

Quy tình tín dụng mặc dù được quy định rõ nhưng nhiều cán bộ đã không tuân thủ nghiêm chỉnh trong khi thực hiện nghiệp vụ, đôi khi do chủ quan họ coi nhẹ công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay, đặc biệt là khâu tái thẩm định và theo dõi sau khi cho vay- quá trình quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc đầu tư xảy ra hiện tượng nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích gây rủi ro cho ngân hàng. Khi phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi thì việc kết hợp với các chính quyền địa phương còn hạn chế, tỷ lệ thu hồi vốn quá hạn chưa cao.

Thủ tục cho vay và hồ sơ vay vốn được đơn giản hơn nhiều từ khi chuyển đổi sang sử dụng IPCAS, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng nhưng lại vất vả cho cán bộ tín dụng bởi một hồ sơ vay vốn phải hoàn chỉnh đến 5, 6 loại giấy tờ ngoài ra còn phải thao tác trên máy rất phức tạp nếu có sự điều chỉnh hay những chính sách mới từ ngân hàng Nhà nước hoặc của Chính phủ, điển hình trong thời gian này là thực hiện quy định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2009 về hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn sử dụng để làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất- kinh doanh nhằm kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Lực lượng đội ngũ cán bộ còn mỏng, mỗi cán bộ phụ trách một xã, nên số lượng khách hàng/ cán bộ là rất lớn, phần lớn họ đều phải làm việc trong tình Đàm Thị Liên KT&QLC 47

vốn cho sự phát triển kinh tế huyện thế nên hiệu quả công việc thì cao còn chất lượng công việc có phần bị coi nhẹ, một nhà tín dụng đức tính cần có là tính cẩn thận, cẩn thận trong mọi hoạt động giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Công tác bố trí cán bộ chưa thực sự hợp lý nên chưa thực sự phát huy được năng lực của họ.

Mạng lưới tín dụng tuy được mở rộng thêm chi nhánh cấp III nhưng vẫn chưa đáp ứng sâu rộng đến từng người dân, khả năng huy động và cho vay bị hạn chế bởi địa bàn huyện thì rộng mà nguồn lực ngân hàng có hạn chế, chưa tận dụng hết tiềm năng vốn có của địa phương.

Hoạt động kiểm soát nội bộ diễn ra thường xuyên, nhưng mang tính hình thức do đó những giải pháp đưa ra còn hạn chế chưa đem lại hiệu quả thiết thực.

Thông tin tín dụng chưa được ngân hàng quan tâm, nguồn thông tin mà ngân hàng cần để phân tích, đánh giá khách hàng thiếu, không kịp thời và chất lượng chưa cao dẫn đến kết quả chưa chính xác. Nguồn thông tin về khách hàng mà ngân hàng có chủ yếu khai thác từ hồ sơ khách hàng và cán bộ tín dụng phải mất thời gian và công sức tự tìm hiểu điều tra khi đi thẩm định qua hàng xóm xung quanh, luồng tin dư luận và cán bộ địa phương trong khi chi phí của hoạt động này là rất ít nên không tạo động lực thúc đẩy họ tích cực tìm tòi.

Một phần do sự biến động lãi suất liên tục nhất là năm 2008 vừa qua, lãi suất cho vay quá cao, quý III/2008 lên đến 21%/ Năm làm giảm mạnh nhu cầu đầu tư của các khách hàng bởi sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không mang lại nhiều lợi nhuận như các ngành kinh tế khác. Hơn nữa lại có chênh lệch lãi suất cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác, giảm sức hấp dẫn đối với nhu cầu vay vốn của các chủ đầu tư mặc dầu đây là ngân hàng uy tín nhất hiện nay trên địa bàn huyện.

dân thiếu thông tin khi làm thủ tục thì phải chỉ bảo tận tình đằng này một số lại tỏ thái độ coi thường, hách dịch khách hàng đã có một số trường hợp khách hàng bỏ về làm mất lòng tin với ngân hàng. Ngày nay khi dân trí được nâng cao, văn hóa doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển đi lên của một doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh của doanh nghiệp. Vì vậy chi nhánh cần mở lớp đào tạo lại phong cách làm việc, quan tâm đến chăm sóc khách hàng, tạo lập môi trường làm việc lành mạnh hướng tới nền văn hóa dân chủ, mọi người quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w