Ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 2008 (Trang 29 - 31)

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành:

2.3.Ngành dịch vụ

Nội bộ ngành dịch vụ được chia ra làm ba nhóm ngành cụ thể như sau:

- Dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường( DVKD) - Dịch vụ sự nghiệp( DVSN)

- Dịch cụ hành chính công( DVHCC)

Quy mô và cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2001- 2007

Đơn vị: Người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 52.131 60.279 70.805 78.607 82.029 93.442 107.292 DVKD 25.930 31.128 38.093 45.576 50.267 59.298 71.607 DVSN 21.290 23.991 27.324 28.566 26.577 28.612 29.934 DVHCC 4.911 5.160 5.388 4.464 5.184 5.532 5.751

Bảng 2.12: cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ Đơn vị :% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 DVKD 49,74 51,64 53,8 57,98 61,28 63,46 66,74 DVSN 40,84 39,8 38,59 36,34 32,4 30,2 27,9 DVHCC 9,42 8,56 7,61 5,68 6,32 5,92 5,36

Qua bảng số liệu thống kê trên ta nhận thấy rằng lao động trong nhóm ngành dịch vụ kinh doanh thị trường giữ vị trí chủ đạo, so với các nhóm ngành khác nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất lớn nếu như năm 2001 tỷ trọng lao động tham gia vào nhóm ngành này chiếm 49,74% thì năm trong giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động trong ngành luôn tăng và đạt mức 66,74% vào năm 2007. Sự biến động của nhóm ngành này không ổn định giao động thất thường trong khoản từ 1,9%- 3,28% nhưng cũng có năm giao động đến tận 4,18% ( năm 2003- 2004). Từ năm 2001- 2007 nhóm ngành này có sự gia tăng đáng kể cả về tỷ trọng và số lao động, trung bình mỗi năm số lao động trong nhóm ngành này tăng lên 6.526 lao động.

Nhóm ngành dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ hành chính công mặc dù có sự gia tăng về lượng lao động nhưng xét về mặt tỷ trọng thì trong giai đoạn vừa qua đã giảm dần. Đối với ngành dịch vụ sự nghiệp tỷ trong lao động tham gia trong ngành đã giảm từ 40,84%( năm 2001) xuống 27,9% năm 2007 trung bình mỗi năm giảm 1,85%. Còn ngành dịch vụ hành chính công do kết quả của chương trình cải cách hàng chính nên tỷ trọng lao động trong ngành không có sự thay đổi lớn và giảm dần về tỷ trọng lao động theo thời gian. Nhóm ngành này có xu hướng giảm dần chứng tỏ hệ thống quản lý nhà nước đã bớt cồng kềnh, góp phần xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, cơ chế một cửa thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ công dễ dàng hơn.

Nói tóm lại trong giai đoạn vừa qua xu hướng chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành dịch vụ là khá hợp lý: Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường tăng liên tục, nhóm ngành dịch vụ hành chính công và hành chính sự nghiệp có xu hướng giảm dần. Đây là xu hướng chuyển biến rất tích cực phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 2008 (Trang 29 - 31)