Lục lạp (chloroplast)-bào quan thực hiện quang hợp

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh học đại cương (Trang 44)

VI. HÔ HẤP TẾ BÀO 6.1 Khái niệm hô hấp tế bào

7.4Lục lạp (chloroplast)-bào quan thực hiện quang hợp

 Hình dạng

Thực vật không bị ánh sáng đốt trực tiếp, lục lạp có hình cốc hình sao, hình bản, hình chuông…

Thực vật trên cạn, lục lạp có hình bầu dục. Với hình bầu dục, lục lạp có xoay bề mặt điều chỉnh mức độ tiếp xúc với ánh sáng và sử sử dụng ánh sáng hiệu quả nhất. Đây cũng là một đặc điểm tiến hóa của giới thực vật.

 Số lượng, kích thước

Số lượng lục lạp khác nhau ở các loài thực vật. Mỗi tế bào tảo có một lục lạp. Thực vật bậc cao trung bình 20-100 lục lạp.

Đường kính lục lạp khoảng 4-6 micrometers, dày 2-3 micrometers

Những cây ưa bóng có số lượng, kích thước lục lạp và hàm lượng sắc tố trong lục lạp nhiều hơn cây ưa sáng.

 Cấu trúc

Hình 3.15: cấu trúc lục lạp

*Màng:

Lục lạp được bao bọc bởi màng kép, có cấu trúc giống như màng cơ bản.

*Stroma:

Là nơi xảy ra các phản ứng của pha tối trong quang hợp. Thành phần hóa học của stroma bao gồm: Các enzyme, protein, acid nucleic, ribosome, lipid và các giọt dầu...

Lục lạp có khả năng tổng hợp DNA và protein cho chúng. Một số protein khác được tổng hợp ở cytoplast và được vận chuyển tới lục lạp.

*Grana:

Grana là tập hợp các thylakoid xếp chồng chất lên nhau và là nơi xảy ra các phản ứng pha sáng trong quang hợp. Một grana có 5-30 thylakoid được gọi là thylakoid grana. Mỗi lục lạp có khoảng 40-50 grana được liên kết với nhau bởi thylakoid stroma.

*Cấu trúc của thylakoid:

Thylakoid gồm màng cơ bản, giữa các lớp của màng là hệ sắc tố và enzyme thực hiện các phản ứng của pha tối và sáng. Sự sắp xếp các thành phần trong thylakoid đảm bảo thực hiện các phản ứng khác nhau trong quang hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Sinh học đại cương (Trang 44)