Củng cố giữ mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng cũ: Tạo uy tín của công ty đối với bạn hàng, luôn trân thành và song phẳng để có thể tạo được quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định, không để một lợi ích trước mắt mà làm mất đi những bạn hàng làm ăn lâu dài.Công ty thường xuyên đánh giá lại triển vọng của các bạn hàng mà đặc biệt là khả năng tài chính để từ đó có sự lựa chọn sàng lọc xem mối quan hệ nào cần được coi trọng phát triển, mối quan hệ nào cần được cắt đứt hay hạn chế để đem lại hiệu quả cao hơn trong hợp tác kinh doanh hiện tại và lâu dài.
Tìm hiểu và mở rộng quan hệ với khách hàng và bạn hàng mới: Công ty đã tìm và thiết lập thêm mối quan hệ với những bạn hàng mới, tìm hiểu về tình hình tài chính của bạn hàng, tình hình kinh doanh và triển vọng phát triển, tìm hiểu về chất lượng sản phẩm của bạn hàng…
Thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng: Công ty đã có những mối quan hệ tốt với những ngân hàng trong nước để có thể vay vốn kinh doanh.
Thông qua việc phân tích tình hình của công ty ta thấy rằng công ty cũng đã có những mối quan hệ tốt với khách hàng và bạn hàng cũ có sự mở rộng và
phát triển các mối quan hệ làm ăn lâu dài. Chính nhờ biện pháp này mà công ty đã có những kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
6.2. Phát triển và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
Công ty đã nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhằm đảm bảo sao cho bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhập khẩu, kiến thức kinh doanh vững vàng. Công ty đã có chương trình đào tạo và phát triển các cán bộ công nhân viên như kèm cặp, truyền kinh nghiệm, tổ chức lớp học ngắn hạn… giúp họ nâng cao ý thức rèn luyện trình độ chuyên môn, kịp thời nắm bắt được những công nghệ tiên tiến. Thưởng phạt nghiêm minh để khuyến khích sáng tạo và lòng nhiệt tình của các cán bộ.
Qua những biện pháp này, trình độ của cán bộ công nhân viên đã được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên do nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến nên chúng ta phải không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên để theo kịp với tốc độ phát triển của xã hôi.
6.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn là một trong những bộ phận thiết yếu cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất luôn được công ty quan tâm. Công ty đã có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:
Công ty có chương trình kế hoạch nhằm củng cố phát triển vốn đồng thời sử dụng vốn hợp lý. Bên cạnh nguồn vốn tự có công ty cần phải có nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình.
Công ty đã thiết lập mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với ngân hàng để đảm bảo rằng họ sẵn sang cung cấp vốn cho công ty khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá.
Tận dụng vốn của chủ đầu tư trong nhập khẩu uỷ thác. Như vậy sẽ tận dụng được vốn của Tổng công ty tập trung vào các dự án nhập khẩu. Tuy nhiên cần áp dụng một cách linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để tăng nhanh lượng vốn lưu động phục vụ cho nhập khẩu.
Tham gia liên doanh liên kết với các tổ chức nước ngoài.
Phải kinh doanh có hiệu quả để đạt được lợi nhuận cao, vì lợi nhuận chính là nguồn cơ bản để củng cố vốn.
Không ngừng nâng cao uy tín cho công ty để thu hut được vốn đầu tư của các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước.
Để hạn chế mất mát có thể xảy ra trước khi vay vốn công ty cần phải tính toán thận trọng, chính xác xem công ty cần bao nhiêu vốn để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu.
Công ty phải sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm, giảm đối đa các chi phí không cần thiết, không để các doanh nghiệp, các công ty khác chiếm dụng vốn trong thời gian dài, đề ra các biện pháp nhằm thu hồi nhanh các khoản nợ quá hạn, khó đòi.
Tuy công ty đã có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như vậy nhưng hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, sức sinh lợi của vốn lưu động không ổn định qua các năm. Chứng tỏ rằng công ty đã chưa thực hiện tốt theo những biện pháp mà các nhà quản trị đã đề ra. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG.