Câu 1: Khái niệm và đối tượng trong bảo hiểm xây dựng là gì?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG 102 CÂU BẢO HIỂM (Trang 113)

- Máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác xác định dựa trên cơ sở giá thay thế ( tức là giá trị còn lại).

Câu 1: Khái niệm và đối tượng trong bảo hiểm xây dựng là gì?

1) Khái niệm:

BH xây dựng là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ một rủi ro bất ngờ hoặc từ trách nhiệm đối với người thứ 3 trong việc xây dựng một công trình có sử dụng đến bê tông và xi măng.

Mục đích:

Bù đắp về tài chính cho chủ đầu tư hay chủ thầu để sửa chữa những thiệt hại bất ngờ xảy ra khi xây dựng một công trình.

Có thể là thiệt hại:

- Cho chính công trình, máy móc, dụng cụ của công trình - Gây ra cho người khác.

2) Đối tượng bảo hiểm:

Đối tượngcác công trình có sử dụng xi măng và bê tông. Cụ thể là:

- Các công trình xây dựng công nghiệp: nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, đơn vị sản xuất, tổng thể xây dựng.

- Các công trình dân sự lớn: đường sá, cầu cống, kênh đào, cảng, đê đập, sân bay… - Các bất động sản lớn dùng cho thương mại, công trình công cộng hoặc để ở như: nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, nhà hát, rạp phim…

Tất cả các hạng mục của các công trình đều có thể là đối tượng bảo hiểm, gồm: a) Công tác thi công xây dựng:

Gồm các công việc:

- Chuẩn bị mặt bằng: đào đắp, san nền…

- Xây dựng công trình tạm thời phục vụ thi công như kênh dẫn nước, tường bảo vệ, nhà ở tạm…

- Làm móng, đóng cọc, xây dựng các cấu trúc chủ yếu của công trình…

- Chi phí chạy thử các máy móc, thiết bị được lắp đặt (nếu có yêu cầu BH trong BH xây dựng).

Nếu chi phí lắp máy móc thiết bị =< 50% tổng giá trị  có thể BH theo đơn BH xây dựng. > 50%  phải áp dụng đơn BH lắp đặt riêng.

b) Trang thiết bị xây dựng:

Các loại công cụ, đồ nghề, lán trại, nhà kho, xưởng, dàn giáo, cốp pha… c) Máy móc xây dựng:

Các loại máy móc dùng trong quá trình xây dựng: máy san ủi đất, cần cẩu, phương tiện vận chuyển sử dụng trên công trường (trừ các loại lưu hành trên công lộ, vì thuộc BH xe cơ giới).

d) Tài sản có sẵn và xung quanh khu vực công trường:

thuộc trách nhiệm người BH gây ra, với mục đích làm sạch để tiếp tục thi công. f) Trách nhiệm đối với người thứ 3:

Đây là trách nhiệm dân sự theo luật định mà người được BH phải gánh chịu do tổn thất về người hoặc tài sản gây ra cho người thứ 3.

Công nhân hay người làm cho chủ đầu tư, chủ thầu không thuộc phạm vi trách nhiệm của HĐ BH này. Họ được BH bằng đơn BH tai nạn LĐ hoặc BH trách nhiệm của chủ thầu đối với người làm thuê.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG 102 CÂU BẢO HIỂM (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)