Doanh số +/ tỷ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

- Thu thủ tục phí thanh toán 0.2% giá trị lô hàng, tối thiểu 10USD tối đa 150USD: Nợ:TK tiền gửi khách hàng

doanh số +/ tỷ

+/- tỷ trọng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng EU 793,6 22.1% 823,5 21,4% 3,8% -0,7% ASEAN 538,7 15,0% 627,2 16,3% 16,4% 1,3% Nhật 743,3 20,7% 754,2 19,6% 1,5% -1,1% Bắc Mỹ 287,3 8,0%% 301,1 7,8% 4,8% -0,2% Thị trường khác 1228,1 34,2% 1342 34,9% 9,3% 0,7% Tổng doanh số 3591 100% 3848 100% 7,2% 0%

(Nguồn: báo cáo thanh toán xuất khẩu - phòng tổng hợp thanh toán - VCB)

Qua bảng số liệu trên ta thấy daonh số thanh toán hàng xuất ở tất cả các thị trường đều tăng lên. Trong đó phải kể đên thị trường các nước ASEAN tăng từ 538,7 Tr.USD năm 2000 lên đến 627,2 Tr.USD năm 2001, đạt tỷ lệ tăng trưởng 16,4% .Các thị trường mà Vietcombank thanh toán chủ yếu trong khối là Singapore , Thailand, Indonesia, Malaysia…Với các mặt hàng chủ yếu là gạo, cà phê, ca cao, thuỷ sản…Sang năm 2001, EU vẫn là thị trường mà Vietcombank tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C đạt doanh số lớn nhất 823,5 Tr.USD chiếm 21,4% tỷ trọng. Các mặt hàng xuất khẩu sang EU chủ yếu là các mặt hàng dệt may, thực phẩm, và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đứng thứ hai sau EU , Nhật bản cũng là thị trường mà Vietcombank tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C đạt doanh số lớn, có thể nói Nhật bản là nước châu á mà ta có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với các mặt hàng chính như cà phê, cao su, chè , thực phẩm, thủ công mỹ nghệ…

Tuy doanh số tăng nhưng ta thấy tại ba thị trường là EU, Nhật và bắc mỹ thì tỷ trọng giảm . Điều này một phần được giải thích bởi ảnh hưởng của sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, làm một số nềm kinh tế lứon trên thế giới bị tác động không nhỏ trong đó có ba nước nêu trên.

Tình hình cụ thể một số thị trường mà Vietcombank tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C: -Thị trường Cu Ba: đạt doanh số thanh toán 105 Tr.USD năm 2001, tăng 24 Tr.USD so với năm 2000. Chủ yếu thanh toán bằng L/C trả chậm 270 ngày sau ngày giao hàng.

-Thị trường Campuchia: Vietcombank thường chỉ là ngân hàng thông báo thứ hai. Các L/C đều được thanh toán sau 60 ngày của vận đơn, thanh toán đúng kỳ hạn, trị giá của mỗi món thanh toán của thị trường thường cao, trên 100.000 USD.

-Thị trường Iraq: số lượng L/C thông báo và thanh toán năm 2002 có giảm so với năm 2001. Kim ngạch thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank đạt 316 Tr.USD.

-Thị trường Singpore: đạt doanh số thanh toán 34 Tr.USD năm 2001. Singpore là thị trường có nhiều tiềm năng với các mặt hàng như lạc, hoa hồi, thuỷ sản.

-Thị trường Đài Loan: đạt doanh số thanh toán 23 Tr.USD năm 2001. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là gỗ, hoá chất, gia công, cơ khí, may mặc.

-Thị trường HồngKông: đạt doanh số thanh toán 28 Tr.USD năm 2001 với các mặt hàng chủ yếu là nông sản, lâm sản, hàng gia công.

-Thị trường Hàn Quốc: đạt doanh số thanh toán 29 Tr.USD năm 2001.

-Các Thị trường khác như Thái Lan, Đức, Anh, liên bang Nga, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Mỹ…tình hình không có gì biến động.

Vietcombank đã có rất nhiều cố gắng để mở rộng hoạt động ra các thị trường mới, tuy nhiên phải thấy rằng hiện nay còn nhiều khu vực thị trường tiềm năng tiêu thụ trực tiếp hàng của Việt Nam song các daonh nghiệp nước ta phần vì non yếu trong kinh doanh quốc tế, phần vì thiếu vốn nên vẫn còn để trống hoặc phải qua trung gian.

3.3.Tình hình khách hàng.

Trong những năm còn độc quyền về hoạt động thanh toán quốc tế, tất cả mọi thành phần hoạt động xuất nhập khẩu đều phải thanh toán qua Vietcombank .Tuy nhiên, sau khi chính phủ ban hành nghị định cho phép tất cả mọi ngân hàng thương mại đều có quyền tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì Vietcombank không còn độc quyền nữa, lúc này thị phần thanh toán quốc tế đã có sự chia sẻ với những ngân hàng khác. với truyền thống và thế mạnh trong thanh toán quốc tế Vietcombank vẫn là ngân hàng thương mại được đông đảo các nhà xuất nhập khẩu lựa chọn là ngân hàng thanh toán.

Hiện nay có khoảng 3200 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Vietcombank bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh.

*Do luôn có những chính sách khách hàng hợp lý mà Vietcombank có rất nhiều khách hàng lớn, giá trị giao dịch lớn, thường xuyên đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán xuất khẩu bằng L/C. Cụ thể một số khách hàng truyền thống của Vietcombank trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng L/C:

-Công ty Petrolimex:

Năm 2001 đạt doanh số thanh toán 986 Tr.USD, chiếm 27% tổng doanh số. Chi nhánh VCB Vũng Tàu là nơi nhận được đa số L/C của Petrolimex.

-Công ty Vinafood:

Năm 2001 đạt doanh số thanh toán 297 Tr.USD, giảm 39 Tr.USD so với năm 2000. Hiện nay công ty có một số L/C trị giá lớn, có L/C trị giá trên 9 Tr.USD, nếu Vietcombank cung cấp tín dụng cho họ thì có thể công ty cũng sẽ thanh toán qua Vietcombank.

Một số công ty khác đạt doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C lớn qua Vietcombank : công ty Coalimex, Tổng công ty thuỷ sản, Tổng công ty chè, Tổng công ty dệt may, Công ty may 10, Tổng công ty dịchv ụ dầu khí, Artexport, Tocontap HN…

*Bên cạnh những thành công trong công tác khách hàng, Vietcombank cón có một số mục tiêu chưa đạt được như:

-Tổng công ty than VN: là mọt khách hàng có tiềm năng rất lớn nhưng chưa có một L/C nào thanh toán qua Vietcombank. Tổng công ty than VN đang sử dụng hạn mức tín dụng tại Citibank và Ingbank nên hàng xuất củ họ thông qua các ngân hàng để thu tiền. Vì thế nên mặc dù Vietcombank có nhiều chính sách với họ nhưng đến nay vẫn chưa có bộ chứng từ nào xuất trình qua Vietcombank.

-Ozion-Hanel: trước đây họ giao dịch với First Vinabank nên Vietcombank không thực hiện marketing với công ty nay nhưng hiện nay họ giao dịch với Ngân hàng Công thương và Citibank. Vietcombank cần có biện pháp thu hút đối tác này về phía mình.

-Ngành thuỷ sản: sản lượng xuất khẩu thuỷ sản rất lớn và chủ yếu xuất khẩu theo L/C, nhưng trị giá thanh toán qua Vietcombank không nhiều (chủ yếu là của Tổng công ty thuỷ sản), Vietcombank cần chú ý đến lĩnh vực này.

-Một số khách hàng lớn hoặc hiện còn giao dịch rất ít với Vietcombank hoặc thôi không còn giao dịch với Vietcombank trong thanh toán xuất khẩu như: Vilexim, Intimex, Vinafimex…

Như vậy, có thể thấy rằng những năm qua là những năm khó khăn đối với Vietcombank : bị cạnh tranh gay gắt, bị tác động phần nào bởi các cuộc khủng hoảng, công tác tín dụng còn nhiều trở ngại… Nhưng trong tình hình đó, Vietcombank vẫn khẳng định được vị thế của mình trong hoạt động thanh toán xuất khẩu.

3.4.Tình hình các mặt hàng xuất khẩu được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ qua Vietcombank

Bảng 9: Doanh số thanh toán qua Vietcombank bằng L/C theo các mặt hàng

Đơn vị: Tr.USD Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 +/- % về d.số

D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng 01/00 02/01 Dầu thô 1389,7 48,9% 1860,3 50,3 % 2051 53,3 % 30 % 13,5% Gạo 852,6 30% 991,1 27,6 % 692,6 18% 16,2% -30,1% Thuỷ sản 176,2 6,2% 323,2 9 % 365,6 9,5% 83,4 % 13,1% Cà phê 116,5 4,1% 118,5 3,3 % 80,8 2,1% 1,74% -31,8% Dệt may 76,7 2,7% 79 2,2 % 88,5 2,3% 3 % 12% Hàng khác 230,3 8,1% 272,9 7,6% 569,5 14,8% 18,54% 108,7% Tổng D.số 2342 100% 3591 100% 3848 100 % 26,4 % 7,24%

So với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay thì thấy các mặt hàng xuất khẩu chủlực thanh toán qua Vietcombank vẫn đạt doanh số lớn. Ngoại trừ hai mặt hàng là gạo và càphê doanh số giảm đi so với năm 2001 còn lại tất cả các mặt hàng còn lại đều tăng trưởng về doanh số thanh toán.

Cơ cấu mặt hàng thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank bằng L/C không thay đổi lớn nào, có một số mặt hàng mới thanh toán qua Vietcombank nhưng giá trị thanh toán còn thấp. Dầu thô vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng. Mặt hàng này hàng năm đều đạt tỷ trọng trên 45% trong tổng doanh số, đặcbiệt năm 2002 có sự tăng đột biến đạt 53,3%, đưa doanh số thanh toán lên 2051 Tr.USD.

Do sự biến động thị trường nên hai mặt hàng gạo và càphê có sự sụt giảm đáng kể về doanh số, điều này dẫn đến sụt giảm về tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C, năm 2002 đạt tốc độ tăng trưởng 7,2 % so với năm 2001 đạt 26,4%.

Dựa vào xu hướng biến đổi của tỷ trọng mặt hàng và nhất là tình hình thị trường, chúng ta có thể nhận biết rằng sẽ có sự thay đổi về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ và chế tạo sẽ gia tăng về doanh số xuất khẩu. Vietcombank cần đón bắt những tín hiệu thị trường để mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới, gia tăng doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C nói riêng và doanh số thanh toán xuất khẩu nói chung.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w