Cuối cùng, trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu xem những khó khăn, thách thức nào mà Công ty sẽ gặp phải trong quá trình phát triển thị trường.
Thứ nhất, kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho doanh
nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến không ít thách thức. Đúng vậy, cái gì cũng có tình hai mặt của nó, cơ chế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do phát triển thị trường, tự do tìm kiếm khách hàng nhưng lại đẩy các doanh nghiệp vào tư thế cạnh tranh gay gắt với nhau để tranh giành khách hàng và theo đuổi lợi nhuận. Kết quả tất yếu của việc cạnh tranh là sự dào thải các thành viên yếu kém hoặc các thành viên này chịu lép về trên thị trường để nhìn nhận sự đi lên của đối thủ của mình. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực thật sự và nỗ lực hết mình. Cạnh tranh trong ngành than nói chung và trong vùng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng đang có chiều hướng nóng lên theo thời gian, số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều hơn và thị phần của đối thủ ngày càng lớn hơn trước.
Thứ hai, hoạt động lâu năm trong sự bao cấp của Nhà nước nên doanh
nghiệp còn bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm trong việc tự chủ tài chính và mở rộng thị trường so với các doanh nghiệp khác, có nghĩa là sức ì của doanh nghiệp quán lớn, chỉ chăm chú vào cung ứng đầy đủ cho các khách hàng hiện tại của mình mà không quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chỉ nhìn vào tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm mà chưa quan tâm vì sao thị phần của mình sụt giảm như vậy. Đây là một thiếu sót lớn của Công ty, cần phải nhanh chóng thích ứng với cơ chế kinh tế mới để theo kịp đối thủ và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Thứ ba, do những nguy cơ bị thu hẹp nguồn cung than nên khi mở rộng
trước thì mối lo về nguồn cung cũng tăng cao hơn trước. Nếu không tìm được nguồn cung mà có tìm thêm được khách hàng thì cũng vô ích. Vì vậy Công ty cần phải có sự nghiên cứu và tính toán để cân bằng cán cân cung- cầu của mình.
Thứ tư, than “thổ phỉ”, than lậu ngày càng hoành hành ác liệt trên thị
trường than Việt Nam. Việc bán than bừa bãi với giá rẻ hơn trong khi than đang tăng giá và nguồn cung than khan hiếm làm rối loạn thị trường than, gây đau đầu các nhà quản lý. Trong số 30% thị phần của các đổi thủ có một phần khong nhỏ của than lậu( chiếm khoảng 4%). Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời con số này còn có thể tăng thêm vào những năm tới.
Thứ năm, tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn
cầu. Theo như đánh giá của các chuyên gia, ngành than nói chung cũng bị ảnh hưởng nhẹ từ cuộc suy thoái kinh tế này. Lạm phát tăng cao khiến cho sản xuất công nghiệp trì trệ, nguồn cung than vì thế mà sụt giảm. Năm 2008 con số này chưa được thể hiện rõ ràng nhưng theo dự báo chung của ngành than thì năm 2009, sản lượng than tiêu thụ sẽ giảm đáng kể. Thực tế là đầu năm 2009, giá than và sản lượng tiêu thụ than đều sụt giảm nghiêm trọng cho thấy sự kho khăn mà Công ty kinh doanh than Hà Nội và tất cả các doanh nghiệp khác trong ngành than đang gặp phải đó là tìm nguồn tiêu thụ than.
Trên đây những phân tích tổng quan về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty kinh doanh than Hà Nội khi thực hiện hoạt động mở rộng thị trường. Để mọi người tiện theo dõi tôi xin được hẹ thống hóa thành ma trận SWOT theo bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Ma trận SWOT của Công ty kinh doanh than Hà Nội
S W
- Nguồn cung than ổn định, chắc chắn, than có chất lượng cao và chỉ số kỹ thuật chuẩn.
- Là một doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm cao trong thị trường - Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, nhiệt tình, năng nổ.
- Hệ thống phân phối còn yếu kém, phân bố không hợp lí.
- Chi phí vận chuyển than cao làm tăng giá than
- Chưa có chiến lược hay giải pháp tiếp cận khách hàng một cách cụ thế và hợp lý.
O T
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng thị trường cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Kinh tế vùng thị trường của công ty đã và đang rất phát triển, đặc biệt là công nghiệp là cơ hội lớn để có thêm nhiều khách hàng.
- Cạnh tranh với các loại nhiên liệu sạch như gas, điện…
- Cạnh tranh nội bộ ngành - Nguồn cung đang thu hẹp
- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm giá than tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, thị trường bị thu hẹp.