Nước
(m3) (KWh)Điện Đá vảy(kg) Sản phẩm(kg) Chất thải
Loại Số lượng
Tiếp nhận – cắt tiết
– rửa 1 Cá tra nguyênliệu 51.387 323,74 - - 51.387 chứa máu cáNước thải có 323,74m
3
Fillet – rửa 2 Cá sau cắt tiết 51.387 67,4 - - 31.648 Nước thải
CTR 67,4m
3
19.739kg
Lạng da SP sau fillet 31.648 102,77 38,88 - 29.212 Nước thải
CTR 102,77 m
3
2.236 kg Định hình – rửa 3,4 SP sau lạng da 29.212 62,18 40,95 23.387 22.429 Nước thải
CTR 84,99 m
3
6.783 kg Ngâm quay – rửa 5 SP sau định
hình Phụ gia
22.429
1.130 48,82 115,6 8.221 27.363 Nước thải 57,04 m
3
3.2.2.2. Xác định chi phí cho các dòng thải
Bảng 3.11: Bảng thống kê chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào
Nguyên liệu Đơn vị
(ĐV) Đơn giá(VNĐ) Lượng sử dụngĐV/1000kg SP VNĐ/1000kg SPChi phí Sơ chế nguyên liệu
Cá tra NL Kg 22.000 1.878 41.316.000 Nước m3 13.500 16,2 218.700 Điện kWh 1.213 1,5 1.819 Định hình Điện kWh 1.213 75,12 91.120 Nước m3 13.500 2,71 36.585 Ngâm quay Nước m3 13.500 2,08 28.080 Điện kWh 1.213 31,27 37.930 Phụ gia Kg 58.700 41,32 2.425.484 Cấp đông Điện kWh 1.213 223,95 271.651 Nước m3 13.500 2,03 27.405 Đóng gói Thùng Cái 7.800 150 1.170.000 Dây M 1.750 300 525.000 Hệ thống làm lạnh Điện kWh 1.213 22,68 27.510 Hệ thống cấp nước Điện kWh 1.213 22,25 26.989 Hệ thống vệ sinh Xà phòng Lít 1.050 5,00 5.250 Clorine Kg 17.000 0,50 8.500 Nước m3 13.500 0,35 4.725
Mỗi dòng thải ra môi trường đều mang theo nguyên liệu đầu vào, đồng thời có thể cần chi phí xử lý trước khi thải ra môi trường. Việc xác định chi phí dòng thải bao gồm xác định được tổng hai chi phí này.
Việc xác định tổn thất nguyên liệu, sản phẩm có trong dòng thải dựa vào thông tin thu được từ bảng cân bằng vật liệu 3.10 và bảng thống kê chi phí đầu vào 3.11. Với công nghệ chế biến cá tra fillet đông lạnh, nguyên liệu chủ yếu bị mất theo dòng nước thải là nước, hóa chất tẩy rửa, phụ gia, phụ phẩm.
Để biết được ảnh hưởng kinh tế của một dòng thải cần xác định chi phí cho dòng thải như quy những mất mát do chất thải thành tiền. Để tính được chi phí của một dòng thải cần phải xác định được lượng nguyên liệu thô đã sử dụng và lượng sản phẩm tạo ra trực tiếp. Do đó cần phải tiến hành phân tích cụ thể từng dòng thải từ đó có thể chỉ ra chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp của các thành phần trong dòng thải.
Dựa vào bảng cân bằng vật chất, xác định được khối lượng dòng thải theo từng công đoạn và từng loại cụ thể.
Bảng 3.12: Thống kê khối lượng chất thải trong một ngày sản xuất
Công đoạn phát sinh Tên chất thải Tải lượng
Tiếp nhận – cắt tiết – rửa 1 Nước thải có chứa máu cá 323,74 m3
Fillet – rửa 2 – lạng da Nước thải 170,17 m3
Đầu, xương, nội tạng cá 19.739 kg
Da 2.236 kg
Định hình – rửa 3,4 Nước thải 84,99 m3
Thịt cá 6.783 kg
Ngâm quay – rửa 5 Nước thải 57,04 m3
Cấp đông – bao gói Nước thải 55,48 m3
3.2.2.3. Nguyên nhân phát sinh dòng thải
Trong quá trình sản xuất của nhà máy đã phát sinh ra nhiều dòng thải như nước thải, các phế phẩm từ nguyên liệu và tiêu hao nhiều năng lượng điện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh các chất thải này, chủ yếu là từ các thiết bị, dụng cụ trong quá trình sản xuất và ý thức sử dụng của con người.
Nguyên nhân của dòng thải được xác định một cách đầy đủ và hệ thống nhất khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và biểu đồ xương cá. Ngoài ra
cũng có thể xác định nguyên nhân dòng thải dựa trên các câu hỏi cơ bản sau: bản chất của công đoạn đó là gì, tại sao sinh ra nhiều chất thải, xử lý chất thải như thế nào và có thể tái sử dụng được hay không.
Bảng 3.13: Bảng phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải trong quá trình sản xuất
Dòng thải Nguyên nhân
Lượng nước sử dụng hằng ngày cao
- Thiết bị rửa dụng cụ, nhà xưởng gây tiêu hao nhiều nước - Thói quen sử dụng vòi nước lớn để vệ sinh nhà xưởng - Không đóng khóa khi di chuyển vòi nước đi xa
- Sử dụng nhiều nước trong khâu cắt tiết và trong các bồn rửa
- Chưa có định mức nước đá cho từng công đoạn Lượng Clorine
trong nước thải cao
- Quá trình rửa cá sử dụng nồng độ Clorine cao - Dùng chất sát trùng (Clorine) nhiều khi vệ sinh - Chưa có định mức Clrorine cho quá trình vệ sinh
Lượng chất rắn thải vào nước thải lớn
Thiết bị thu gom CTR chưa triệt để, không có hệ thống lưới lược rác, tay nghề và thói quen thu gom của công nhân vệ sinh chưa hợp lý
Lượng bao bì tạm sử dụng và thải bỏ lớn
- Không cung cấp bao bì chính kịp đóng gói nên sử dụng bao bì tạm
- Hàng sản xuất nhiều không xuất được nên phải đóng gói tạm
CTR lớn - Tay nghề của công nhân khi chế biến Lượng điện
dùng để cấp đông lớn
Chưa bố trí hợp lý thời gian vận hành các tủ đông để tiết kiệm điện, cách bố trí nguyên liệu trong tủ cấp đông còn thưa dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng
Lượng điện trữ
đông lớn - Không kiểm soát việc mở cửa ra vào các kho lạnh- Vị trí sắp xếp hàng hóa trong kho lạnh chưa hợp lý
3.2.3. Phát hiện cơ hội SXSH tại công ty TNHH Hùng Vương
3.2.3.1. Các cơ hội tiết kiệm
- Cần lắp đặt các đồng hồ nước kiểm soát lượng nước sử dụng trong từng khu vực sản xuất.
- Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ nên sử dụng vòi nước áp lực và có tay bóp.
- Nước rửa băng chuyền IQF có thể tách riêng sử dụng cho giải nhiệt thiết bị ngưng tụ máy lạnh.
- Cắt bớt một công đoạn rửa.
- Khắc phục nước chảy tràn cho các bình chứa nước giải nhiệt cho giàn ngưng.
- Cần thu gom CTR trước khi vệ sinh giảm bớt lượng nước sử dụng.
- Nâng cao ý thức công nhân tiết kiệm điện, nước...
- Sử dụng thiết bị ngưng tụ đun nước nóng để giảm bớt chi phí điện.
- Đặt các lưới chắn rác có lỗ nhỏ và có người thu gom thường xuyên để giảm chi phí xử lý cuối nguồn.
- Xây dựng nhà xưởng xay bột cá hoặc chế biến thức ăn gia súc để tận dụng phế phẩm tránh gây ô nhiễm nơi chứa phế phẩm và tăng lợi nhuận.
- Sử dụng nước thải sau xử lý để dội rửa nhà vệ sinh, tưới cây.
3.2.3.2. Xây dựng các cơ hội SXSH tại công ty TNHH Hùng Vương
Bảng 3.14: Danh mục các cơ hội SXSH tại nhà máy Hùng Vương
Tên giải pháp Mô tả hiện trạng Giải pháp thực hiện
Quản lý tiêu thụ tài nguyên. Tiêu thụ điện, nước cho các khu vực sản xuất, khu nhà nhà ăn – vệ sinh chưa được gắn đồng hồ theo dõi cho từng khu vực.
Các số liệu chưa được theo dõi hằng ngày.
Lắp đặt đồng hồ điện nước cho từng khu vực. Lập bảng biểu phân công nhân viên thu thập số liệu điện nước hằng ngày.
Nâng cao ý thức tiết kiệm nước của công nhân.
Kiểm soát nước chặt chẽ tại khu vực
tiếp nhận nguyên liệu và cắt tiết. Các vòi nước sử dụng chảy tràn, sử dụngnhiều nước không cần thiết. Nhắc nhở công nhân khóa vòi nước khi đã đầybồn chứa. Thay bồn rửa nhỏ hơn, có chân đế cao.
Chuyển sang fillet khô, kiểm soát chặt chẽ tay nghề và dụng cụ sử dụng.
Công đoạn fillet sử dụng thau nước để
thấm ướt nhưng không cần thiết. Không dùng nước trong quá trình fillet.Sử dụng dụng cụ sắc bén đủ tiêu chuẩn để fillet.
Chọn nồng độ Clorine thích hợp cho quá trình rửa sản phẩm và quá trình vệ sinh.
Chưa có định mức Clorine cho quá trình vệ sinh và rửa sản phẩm, nồng độ sử dụng cao.
Lập định mức nồng độ Clorine sử dụng cho từng quá trình.
Hướng dẫn sử dụng Clorine theo định mức. Kiểm soát và giảm lượng nước sử
dụng ở các công đoạn rửa. Lượng nước sử dụng cho các công đoạnrửa sản phẩm rất lớn. Cắt giảm độ sâu bồn rửa, nâng cao chân đế.Có thể cắt giảm một lần rửa. Sử dụng vòi phun áp lực và van khóa
Vệ sinh khô trước khi vệ sinh ướt. Chưa thu gom triệt để chất thải rắn trước khi vệ sinh, làm tiêu hao rất nhiều nước.
Thu gom chất thải rắn trước khi vệ sinh.
Trang bị các dụng cụ thu gom CTR: lưới chắn rác, chổi,...
Trang bị các thùng chứa cách nhiệt
để giảm lượng đá sử dụng. Một số thùng bảo quản bán thành phẩmlà các thùng không cách nhiệt, chỉ phủ đá trên bề mặt và không có nắp đậy kín.
Sử dụng các thùng chứa nguyên liệu cách nhiệt để giảm lượng đá sử dụng.
Tiết kiệm điện dùng cho chiếu sáng. Khu vực sản xuất trang bị khoảng 900
đèn neon chiếu sáng, cường độ dư thừa. Thay đèn Neon bằng đèn LED tiết kiệm 70%lượng điện sử dụng. Giảm lượng nước nóng sử dụng khi
làm sạch mỡ. Vệ sinh cuối giờ sử dụng hoàn toàn bằngnước nóng để làm sạch mỡ. Sử dụng kết hợp hóa chất để làm sạch mỡ thayvì sử dụng hoàn toàn bằng nước nóng. Kiểm soát lượng đá vảy sử dụng
trong chế biến. Lượng đá vảy sử dụng không theo quyđịnh, thường rất lãng phí. Quy định lượng đá vảy phù hợp cho từng côngđoạn. Hạn chế lượng nước thất thoát từ
các vòi nước. Các vòi nước thường xuyên bị rò rỉ, hưhỏng. Kiểm tra định kỳ và bảo trì các vòi nước địnhkỳ. Tái sử dụng nước nóng từ các giàn
trao đổi nhiệt. Dàn trao đổi nhiệt có nhiệt độ 40 – 45
0C thích hợp cho việc vệ sinh nhà xưởng, tách khuôn hoặc xả đá ở thiết bị đông IQF.
Sử dụng nước nóng từ giàn trao đổi nhiệt thay thế cho nước nóng sử dụng điện trở.
Tách khuôn đông block có thể sử dụng không khí hoặc sử dụng vòi nước vừa đủ.
Tách khuôn đông block bằng vòi nước xả
mạnh, gây lãng phí nhiều nước. Sử dụng quạt gió hoặc các vòi nước chảy vừađủ. Có thể dùng nước ấm trong các giàn trao đổi nhiệt lạnh cấp cho khu vực tách khuôn đông, rửa băng chuyền IQF.
Lắp đặt các thiết bị tiết kiệm điện
năng. Một số máy móc thiết bị chưa được kiểmtoán và tiết kiệm, chạy thừa công suất. Lắp các biến tần để có thể điều chỉnh đượccông suất và tắt/ mở các thiết bị khi không hoạt động.
Bố trí sơ đồ kho và tiến hành sắp xếp
lại hàng hóa trong kho. Vị trí sắp xếp hàng hóa trong kho lạnhchưa hợp lý. Sắp xếp lại các hàng hóa trong kho để tiếtkiệm được diện tích, điện năng. Các kho đá vảy phải được đóng kín
cửa. Để tiện cho thao tác, công nhân thườngmở các cánh cửa kho chứa đá vảy. Quy định sau khi lấy đá phải đóng cửa đểtránh thất thoát nhiệt lạnh làm tổn thất điện năng.
Sử dụng bình lưu trữ nước nóng và
kho chứa đá vảy vào giờ thấp điểm. Khi các phân xưởng vệ sinh, cần nhu cầunước nóng, bình cấp nước nóng bằng điện trở sẽ hoạt động.
Giá điện vào giờ thấp điểm chỉ bằng 30% so với giờ cao điểm nên có thể tận dụng để đun nước nóng nhất định, lưu trữ trong bồn chứa cách nhiệt.
Qua khảo sát tại công ty TNHH Hùng Vương, sinh viên đã nắm rõ được quy trình sản xuất của nhà máy, đánh giá được hiện trạng sản xuất của từng công đoạn và phát hiện ra các cơ hội SXSH cho nhà máy. Bảng 3.14 là một số cơ hội SXSH được đề xuất để cải thiện quá trình sản xuất và chất lượng môi trường trong nhà máy. Đây cũng là cơ sở để thực hiện đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty.
3.2.4. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp SXSH của Công ty TNHH Hùng Vương
3.2.4.1. Các giải pháp SXSH được thực hiện ở Công ty TNHH Hùng Vương
Công ty TNHH Hùng Vương đã triển khai xây dựng chương trình áp dụng SXSH cho quá trình sản xuất từ đầu năm 2011. Sau khi triển khai xây dựng nhóm SXSH của công ty đã đề xuất được một số giải pháp hiệu quả nhằm mục đích cải thiện chất lượng môi trường sản xuất của công ty, tăng lợi nhuận trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng và đáp ứng được các yêu cầu về áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường. Do bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý cũng như triển khai thực hiện nên hiện nay công ty chỉ mới áp dụng được các giải pháp chủ yếu về quản lý nội vi, các giải pháp ít tốn kém về chi phí và các giải pháp yêu cầu về trình độ chuyên môn thấp.
Các giải pháp SXSH được thực hiện tại Công ty như:
- Nâng cao nhận thức của công nhân về việc thực hiện tiết kiệm nguồn tài nguyên và nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
- Kiểm soát thường xuyên các hoạt động sử dụng nước, nhiên liệu của công nhân trong quá trình sản xuất đặc biệt là trong quá trình vệ sinh.
- Thu gom CTR trên sàn nhà trước khi làm vệ sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các vòi nước bị rò rỉ.
- Sử dụng kết hợp hóa chất để làm sạch mỡ khi vệ sinh dụng cụ và sàn nhà thay vì sử dụng hoàn toàn bằng nước nóng .
3.2.4.2. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH
Hùng Vương
Qua hơn 1 năm thực hiện áp dụng SXSH cho hoạt động sản xuất của nhà máy, công ty đã đạt được những kết quả khả quan về tiết kiệm nhiên liệu và giảm được lượng chất thải đáng kể. Hiện trạng môi trường ở Công ty cũng được cải thiện, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng môi trường. Chi phí thực hiện cho sản xuất và xử lý chất thải cũng giảm, sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường lớn, làm tăng lợi nhuận về kinh tế của công ty.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện các giải pháp SXSH của công ty còn nhiều hạn chế, các giải pháp chưa được thực hiện triệt để và chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo công ty về triển khai áp dụng các giải pháp SXSH hoạt động chưa hiệu quả. Cơ chế quản lý , làm việc còn thụ động, chỉ chờ lệnh của cấp trên chứ không chủ động thực hiện. Chú trọng quá mức đến năng suất sản xuất, chưa quan tâm đến chất lượng môi trường.
- Thiếu sự tham gia của các nhân viên, công nhân do trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp SXSH và chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.
- Đối với các giải pháp đòi hỏi vốn đầu tư cao vẫn chưa được thực hiện, do kinh phí còn nhiều hạn chế và tính rủi ro cao nên công ty cũng ngại thay đổi, sợ thất bại.
- Năng lực về kỹ thuật còn bị hạn chế, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn và các phương tiện kiểm tra, bảo dưỡng bị hạn chế.
3.2.4.3. Duy trì giải pháp SXSH tại Công ty TNHH Hùng Vương
Việc thực hiện duy trì các giải pháp SXSH vẫn còn nhiều hạn chế bên cạnh một số giải pháp được thực hiện tốt vẫn còn những giải pháp chỉ được thực hiện ngay tại thời điểm triển khai và chưa được duy trì hiệu quả về sau.