Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhay vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán, lí, hoá, sinh, nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien người,…
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có những phát minh lớn:
Sản xuất được những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động
Đã sáng chế ra những vật liệu mới như pôlime…
Công nghệ sinh học có những đột phá giúp con người thực hiện thành công cuộc Cách mạng xanh khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm…
Đạt được những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thành tựu chinh phục vũ trụ….
- Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ: (1 điểm)
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nội dung sau:
+ Tích cực : (0,5)
Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người. Tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu.
+ Hạn chế : (0,5)
cách mạng khoa học - công nghệ cung có những mặt hạn chế như tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất
dần nóng lên, các bệnh dịch mới xuất hiện và rất nguy hiểm, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn...
ĐỀ KIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT (học kì II) LỚP 9 I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II, lớp 9 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đo điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thất cần thiết.
- Về kiến thức :
Trình bày hoàn cảnh nổ ra, diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960), cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 − 1965).
So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ.
Sơ lược âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh. Trình bày những nét chính của cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ
- Về kĩ năng :
Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
Hình thức : tự luận