Kết luận – Khuyến nghị

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM Môn Quản lý Nhà trường & các cơ sở giáo dục (Trang 25)

Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam hiện nay, khiến toàn xã hội phải quan tâm đó là việc định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT (trung học cơ sở và trung học phổ

thông). Chính vì thế mà vai trò của các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục.

Tổ chức hoạt động GDHN một cách có hiệu quả chính là chuẩn bị cho học sinh phổ thông hành trang, cũng như tạo điều kiện cho họ có nhiều cơ hội nhanh chóng hội nhập với cuộc sống lao động sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hoạt động GDHN được thực hiện trong các trung tâm KTTH – HN, nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, nên việc quản lý hoạt động GDHN cũng tuân theo 4 chức năng quản lý cơ bản, đó là: Xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN, Tổ chức hoạt động, Chỉ đạo hoạt động và kiểm tra đánh giá hoạt động. Một trong những yếu tố quyết định để Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp phát huy triệt để vai trò to lớn của mình chính là yếu tố quản lý. Do đó, nắm vững các hoạt động giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt các biện pháp quản lý Trung tâm sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Khuyến nghị:

* Đối với Bộ GD & ĐT

- Cần kịp thời xây dựng và ban hành chế độ, chính sách, chương trình, tài liệu, đào tạo giáo viên, giải quyết những tồn tại về chế độ đối với cán bộ, giáo viên công tác tại trung tâm như: " quy chế hoạt động, tiêu chuẩn đối với giáo viên đứng lớp, phụ cấp lãnh đạo còn bất cập..."; thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng và cấp kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.

- Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ chế pháp lý cho việc dạy học và hoạt động GDHN. Quy định vị trí của và hoạt động GDHN trong mối liên hệ với các môn học khác.

- Nghiên cứu đưa môn giáo dục nghề lớp 11 vào dạy ở các trung tâm KTTH - HN, vì ở đó có đủ điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất - thiết bị cho học sinh thực hành đảm bảo chất lượng. Quy định môn giáo dục nghề lớp 11 được tính điểm vào điểm trung bình chung như các môn học khác.

- Chỉ đạo chặt chẽ biên soạn nội dung chương trình, sách giáo khoa, tài liệu phục vụ hoạt động GDHN dạy theo hướng cập nhật kiến thức hiện đại, liên thông với các bậc học, cấp học.

- Để chuẩn bị nguồn đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDHN - tư vấn nghề. Bộ cần cho phép và chỉ đạo các trường sư phạm mở chuyên ngành đào tạo giáo viên hướng nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo trong giai đoạn tới.

* Đối với Sở GD & ĐT

Có kế hoạch cụ thể, kịp thời và quy định trách nhiệm, kiểm tra việc tổ chức hoạt động GDHN dạy cho học sinh của các trung tâm và các trường phổ thông, kết quả thực hiện cần gắn vào thành tích thi đua của đơn vị hàng năm.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, tạo điều kiện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trung tâm và giáo viên các trường trực tiếp tham gia hoạt động này.

Thành lập phòng GDHN để chỉ đạo hoạt động GDHN dạy nghề trong toàn tỉnh, chỉ đạo các trường phổ thông thành lập ban GDHN.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số: 44 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Trịnh Anh Cường: Tập bài giảng và tài liệu tham khảo học phần quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, Hà nội, 2010

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM Môn Quản lý Nhà trường & các cơ sở giáo dục (Trang 25)