Hiệu quả kinh doanh theo chi phí(% )= tổng doanh thu/ tổng chi phí (3) Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (%) = lợi nhuận ròng/ vốn cổ phần (4)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC (Trang 27 - 29)

- Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (%) = lợi nhuận ròng/ vốn cổ phần (4) - Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu (1000đ) = lợi nhuận ròng/ số lượng cổ phiếu lưu thông. (5) - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu (%) = (5) /giá trị mỗi cổ phiếu. (6) Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau:

Bảng 6: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng C.phí 5.886 5.872 6.746 8.494 9.881 13.531 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 Vốn C.phần 3.637 4.446 4.336 4.974 5.453 5.563 H.quả theo C.phí(%) 111 112,6 105,9 103,6 105,9 104,6 T.suất L.nhuận vốn cổ phần (%) 11,43 8,2 (1,45) (3,78) 2,83 3,71 Thu nhập c.phiếu (1000đ) 114,38 81,95 - - 28,34 31,77 T.suất l.nhuận cổ phiếu (%) 11,4 8,2 - - 2,8 3,17

Qua bảng số liệu ta có sự phân tích và nhận xét:

+ Chỉ tiêu (3)- chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí phản ánh sự tương quan giữa doanh thu và chi phí:

Trung bình hai năm đầu sau CPH chỉ tiêu này trung bình là 111,8% tức là bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về trung bình 1,118 đồng doanh thu.

Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này là 104,7% nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu về 1,047đồng doanh thu. Đây là thời kỳ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị và phương tiện, mở rộng hoạt động SXKD.

Hai năm gần đây chỉ tiêu này đã ổn định theo hướng kinh doanh có hiệu quả cho công ty doanh thu luôn cao hơn chi phí.

Nhận xét: Doanh thu và tổng chi phí của công ty luôn có mức tương quan

tương đối ổn định và doanh thu luôn cao hơn chi phí. Nhưng mức biến động này có xu hướng giảm dần, điều này một phần cũng thể hiện trong những năm gần đây công ty đã chú trọng đến đầu tư phương tiện, trang thiết bị sản xuất phục vụ cho hoạt động SXKD. Đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận đối với một doanh nghiệp sau CPH, đi vào hoạt động với nhiều khó khăn như Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc.

+ Chỉ tiêu (4)- chỉ tiêu lợi nhuận vốn cổ phần phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty:

Năm 2000 chỉ tiêu này = 11,43% tức là dùng 1 đồng vốn cổ phần sẽ tạo ra 0,114 đồng lợi nhuận sau thuế, tương tự năm 2001 chỉ tiêu này là 8,2 tức là 1 đồng vốn cổ phần tạo ra 0,082 đồng lợi nhuận ròng.

Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này đều âm, trung bình là –2,615% nghĩa là 1 đồng vốn cổ phần làm giảm trung bình 0,026 đồng lợi nhuận ròng.

Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này lần lượt là 2,83% và 3,17% vốn cổ phần được sử dụng hiệu quả hơn trước

Nhận xét : thời gian đầu chỉ tiêu này tương đối cao thể hiện hiệu quả sử

dụng vốn cổ phần của công ty. Nhưng trong thời gian tiếp theo chỉ tiêu này mang dấu âm, hiệu quả vốn cổ phần không được thể hiện do lợi nhuận ròng âm, đây là thời kỳ hoạt động SXKD của công ty có sự biến đổi theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây chỉ tiêu này đã khả quan hơn và có xu hướng tăng dần, công ty đang đi vào hoạt động ổn định, lợi nhuận ròng đã tăng, hiệu quả vốn cổ phần đã được thể hiện tốt hơn.

+ Chỉ tiêu (5)- thu nhập cổ phiếu phản ánh thu nhập trung bình 1 cổ phiếu, hay lợi nhuận được chia cho mỗi cổ phiếu (Mệnh giá cổ phiếu trung bình của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là 1triệu đồng):

Năm 2000 chỉ tiêu này = 114,38 nghìn đồng tức là 1 cổ phiều trung bình thu được 114,38 nghìn đồng lợi nhuận ròng và năm 2001 chỉ tiêu này = 81,95 nghìn đồng, đây là các chỉ tiêu tương đối cao.

Trong 2 năm 2002 và 2004 lợi nhuận ròng của công ty mang dấu âm nên chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu là không có.

Trong 2 năm gần đây, chỉ tiêu này đã tăng lên và ở mức hợp lý, năm 2004 trung bình 1 cổ phiếu thu được 28,34 nghìn đồng lợi nhuận ròng, năm 2005 chỉ tiêu này = 31,77 nghìn đồng.

Nhận xét : Thu nhập cổ phiếu là một chỉ tiêu hiệu quả quan trọng phản ánh

mức thu nhập đối với mỗi cổ phiếu của công ty, mang tính đặc trưng của CTCP. Nó cũng phản ánh hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông và quyết đinh xem có nên đầu tư vào đây không. Trong thời gian đầu sau CPH lợi nhuận cổ phần của công ty là tương đối cao và ổn định, nhưng trong giai đoạn tiếp theo, chỉ số này giảm dần, chỉ trong thời gian gần đây mới có dấu hiệu khả quan hơn.

Chỉ tiêu (6)- tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu, chỉ tiêu này cũng tương đương với

chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phần. Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chi tiêu này trong thời gian đâu sau CPH là khả quan, nhưng trong 2 năm tiếp theo do chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu không có nên không xác đinh được. Nhưng đến hai năm gần đây chỉ tiêu này đã đi vào ổn định thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.

Ngoài các chỉ tiêu đặc trưng của CTCP, hiệu quả sử dụng vốn còn được thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả thông thường khác:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC (Trang 27 - 29)