CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG GOOGLE GLASS
3.3.1. Phép thay thế SUBSITUTE.
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử từ lúc ra đời cho đến nay thì cũng đủ thấy rằng Google glass đã lột xác như thế nào. Phép thay thế ở đây ta dễ dàng nhận thấy: thay thế màn hình hiển thị to lớn, cồng kềnh hao tốn năng lượng bằng một máy chiếu cực kỳ nhỏ gọn nhưng hiệu quả cao – tương đương một màn hình 25″ ở khoảng cách khoảng 2,45m.
Thay thế chụp ảnh bằng giọng nói bằng chỉ cần cái nháy mắt.
Chỉ với một cái nháy mắt trong tương lai google glass có thể thay thế để: thanh toán tiền taxi, mua một sản phẩm trong gian trưng bày, hay lưu một công thức nấu ăn từ sách hướng dẫn.
Thay thế kiểu màn hình hiển thị thông thường – cồng kềnh, hao phí năng lượng bằng một máy chiếu siêu nhỏ, vừa giúp tiết kiệm không gian, chi phí, vừa có nhiều ưu điểm hơn: có thể đặt gần mắt người mà vẫn nhìn thấy, giúp hiển thị tốt hơn, to hơn – tương đương 25” ở khoảng cách 2.5 m.
Thay đổi cách thức tương tác giữa người và thiết bị, thay vì phải sử dụng bàn phím (nút bấm hay màn hình cảm ứng) thì nay sử dụng hoàn toàn bằng giọng nói (tuy
hiện nay, một số smartphone – điện thoại thông minh - có hỗ trợ tính năng này nhưng chưa hoàn thiện và vẫn dùng bàn phím là chủ yếu khi có nhu cầu nhắn tin). Người dùng có thể sử dụng thiết bị này để nhắn tin, tìm kiếm, cập nhật thông tin hay ra lệnh cho thiết bị bằng giọng nói.
Ngoài ra Google Glass còn được trang bị một công nghệ âm thanh truyền âm qua xương (thay thế cho tai nghe truyền thống), một công nghệ đặc biệt giúp bạn có thể sử dụng chiếc kính này liên tục mà không lo ảnh hưởng đến thính giác của mình cũng như tạo một vẻ đẹp mĩ quan cho sản phẩm.
Đặc biệt google glass đã không còn là một sản phẩm của công nghệ sáng mà google đã biến mình thành “Trợ thủ cấp cứu”, làm “Đôi mắt” cho người khiếm thị.