PHẦN 5: SỰ KHÁM PHÁ RA OXY PRISTLY VÀ SILE a Pristly và sự khám phá ra oxi.

Một phần của tài liệu HOÀN CẢNH xã HỘI VÀ điều KIỆN PHÁT TRIỂN hóa học ở CHÂU âu vào nửa SAU THẾ kỉ 18 (Trang 26)

a. Pristly và sự khám phá ra oxi.

Có thể nói rằng một trong những nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng nhất đồng thời là nhà triết học và nhà hoạt động xã hội tiến bộ của thế kỷ XVIII là Joseph Priestley (1733-

1804). Pristly sinh ngày 13-3-1733 trong gia đình người thợ dệt ở gần Litzơ (nước Anh). Trong khoảng thời gian 1752-1755 Pristly vào học trường giáo hội tại Đêventri, tại đây, ngoài bài giảng về triết học, thần học, ông rất say mê nghe các bài giảng về khoa học tự nhiên. Do quan điểm độc lập và những hành động không phục tùng tôn giáo mà các thầy tu cho là mang tính chất phiến loạn, năm 22 tuổi Pristly bị đuổi ra khỏi giáo hội và rút phép thông công.

Năm 1767 ông viết cuốn sách “ Lịch sử và trạng thái hiện nay của điện ” cuốn sách được rất nhiều các nhà bác học Anh ham thích và năm đó Pristly được bầu làm hội viên hội Hoàng gia Luân-đôn.

Năm 1773 Pristly công bố nhiều tác phẩm triết học (về vật chất tinh thần, về tự do ý chí… ) phát biểu các tư tưởng duy vật và công kích gay gắt các giáo điều tôn giáo đang thịnh hành thời đó. Khi trở về Luân- đôn, Pristly lại tiếp tục các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là hóa học khí.

Ngày 14-7-1891 khi Pristly đang họp mặt với bạn bè thì đám người vô học và mê tín bị nhà thờ và bọn cầm quyền xúi giục đến đập phá, đốt cháy nhà ở của Pristly kết quả: phòng thí nghiệm, thư viện, các tập bản thảo đều bị thiêu hủy, khó khăn lắm Pristly mới chạy thoát được.

Năm 1794 ông sang Mỹ (ở Nooctumbeclendo) và sống mười năm cuối đời tại đó, tiếp tục xây dựng phòng thí nghiệm và say mê nghiên cứu. Năm 1800 ông viết một cuốn sách bảo vệ thuyết Phlôgistôn. Pristly chết vào tháng 2 năm 1804, ngôi nhà của ông trở thành viện bảo tàng. Khi còn sống Pristly có uy tín lớn trong khoa học, năm 1780 Viện hàn lâm khoa học Petecbua bầu ông làm viện sĩ danh dự, sau đó 4 năm ông trở thành viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pari, v.v...

Họat động khoa học của Pristly có đặc điểm rất phong phú, đa diện, liên tục, có lập luận chặt chẽ, khiêm tốn và có tính tự phê phán cao. Pristly có khả năng tư duy thông minh và đã xây dựng nhiều thí nghiệm sắc sảo. Tuy là người không được hưởng một nền giáo dục hệ thống về khoa học và tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học khí cũng như trong nhiều lĩnh vực khác như một người hoạt động nghiệp dư nhưng ông đã đóng góp hàng loạt phát minh lớn có tính chất nền tảng cho sự nghiệp phát triển hóa học.

Pristly đã có những cải tiến quan trọng đối với dụng cụ thu khí. Khi dùng bình thu khí của Hêlơ ông đã dùng thủy ngân thay nước, nhờ vậy mà ông đã điều chế và nghiên cứu được nhiều thứ khí mà trước đây các nhà khoa học chưa “chinh phục” nổi vì chúng hòa tan nhiều trong nước (ví dụ: hiđro clorua, amoniăc, sunfurơ).

Năm 1767 Pristly cũng như Cavendis nghiên cứu hiện tượng phóng điện của các chất khí khác nhau như không khí thường, “ không khí có thế ổn định” (khí cacbonic), “không khí cháy” (khí hiđrô) do Cavenđis mới khám phá ra, cũng trong thời gian này Pristly điều chế được nước khí hóa nhân tạo, bão hòa khí cacbonic. Năm 1772 ông nghiên cứu khí “diêm tiêu” (các nitơ oxit) thu được khi cho sắt tác dụng với axit nitric. Khi trộn lẫn oxit nitơ với không khí thường, Pristly phát hiện thấy rằng thể tích không khí giảm đi 1/5 và không khí còn lại không có khả năng duy trì sự cháy. Từ đó ông kết luận không khí này đã bão hòa Phlôgistôn.

Pristly cũng phát hiện thấy rằng nếu đốt vật thể cháy hoặc nung nóng kim loại trong không khí và sau đó hấp thụ “không khí có thế cố định” (khí cacbonic) được tạo thành bằng nước vôi thì thể tích không khí sẽ giảm xuống. Ông phát hiện ra rằng khi có mặt cây xanh “không khí có thế cố định” lại có được tính chất của không khí thường tức là có thể dùng để thở và duy trì sự cháy. Một thời gian sau bằng cách tác dụng “không khí diêm tiêu” với vỏ bào sắt ẩm, Pristly đã thu được “diêm tiêu đã mất Phlôgistôn” (tức là đinitơ oxit N2O) có tính chất duy trì sự cháy nhưng không dùng để thở.

Ngày 1-8-1774 ông đã khám phá ra khí oxy, chất khí sẽ làm đảo lộn mọi quan điểm khoa học đương thời đối với sự cháy, dẫn đến lật đổ thuyết Phlôgistôn đưa lịch sử hóa học sang một trang mới: nền hóa học hện đại. Bằng cách đốt nóng HgO trong bình kín Pristly đã thu được chất khí không tan trong nước nhưng có tác dụng làm cháy ngọn nến cháy sáng hơn khi cháy ngoài không khí thường, chất khí này chính là oxi.

Oxi cũng được nhà hóa học Thụy Điển Sile khám phá ra gần như đồng thời với Pristly nhưng Sile gọi đó là “không khí lửa” hay “không khí sống”, năm 1775 Lavoaziê đọc trước Viện hàn lâm khoa học Pari bản báo cáo “ Về bản chất của nguyên tố kết hợp với kim loại khi nung nóng làm tăng khối lượng kim loại”.

Ngoài oxi, năm 1774, Pristly cũng khám phá ra chất khí mới mà các nhà hóa học chưa hề biết đến. Bằng cách cho dầu Cupơrozơ tác dụng với muối ăn ông thu được “không khí muối” (hiđrô clorua), khi đun nóng hỗn hợp amoni clorua với vôi ông thu

được “khí kiềm” (amoniăc). Ông đã chứng minh các thứ khí này khi trộn lẫn với không khí thường thì không xảy ra hiện tượng biến đổi gì. Pristly cũng đã thu được silic florua, khám phá ra khí sunfurơ, cacbon oxit.

Là nhà hóa học thực nghiệm thông minh và có khả năng tư duy sắc sảo, Pristly đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển hóa học, tuy nhiên đến ngày cuối đời ông vẫn trung thành với thuyết Phlôgistôn. Đó là một tấn bi kịch lớn của nhà nghiên cứu thiên tài không dứt bỏ niềm tin và tập quán suy nghĩ cũ.

Một phần của tài liệu HOÀN CẢNH xã HỘI VÀ điều KIỆN PHÁT TRIỂN hóa học ở CHÂU âu vào nửa SAU THẾ kỉ 18 (Trang 26)