Chính sách quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 31)

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định, pháp lý của Nhà nước trong quản lý ngoại tệ, quản lý chứng từ có giá trị ngoại tệ… cũng như việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và trong nước ra. Nó có liên quan trực tiếp đến quan hệ ngoại thương cũng như các quan hệ TMQT khác bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối còn quản lý và kiểm soát sự lưu thông của ngoại hối. Vì thế, nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ quốc gia nói riêng và ổn định nền kinh tế nói chung.

Các NHTM với chức năng là trung gian thanh toán, là cửa ngõ ra vào của ngoại tệ, đóng vai trò hải quan kiểm soát luồng tiền ra vào của các quốc gia. Vì thế cho nên các NHTM được phép TTQT được Ngân hàng Nhà nước trao đặc quyền kiểm soát các hoạt động TTQT do khách hàng ủy thác cho họ theo đúng quy định của chế độ quản lý ngoại hối hiện hành. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại song song hai chế độ quản lý ngoại hối là chế độ quản lý ngoại hối tự do ở các nước tư bản phát triển và chế độ quản lý thắt chặt ở các nước đang hoặc kém phát triển.

Chế độ quản lý ngoại hối tự do tại các nước tư bản, cho phép đồng tiền quốc gia được tự do tham gia vào thị trường quốc tế, tự do chuyển đổi sang ngoại tệ. Tại các nước Anh, Pháp, Mỹ… việc xuất nhập khẩu tư bản, lưu thông tiền tệ trên thị trường nội địa là hoàn toàn tự do, các chủ thể kinh tế cũng được tự do mở tài khoản ở nước ngoài. Tại những nước này, các luồng ngoại tệ không chịu sự kiểm soát của nhà nước. Do đó, hoạt động TTQT của các NHTM không bị chi phối bởi chính sách ngoai hối. Chế độ này phù hợp với xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới, nhưng chỉ thích hợp với nền kinh tế phát triển cao. Còn ở những nước có nền kinh tế chưa phát triển hoặc kém phát triển như nước ta, thì áp dụng chế độ quản lý ngoại hối thắt chặt. Nhà nước quản lý chặt luồng vận động của ngoại tệ. Trong phạm vi quốc gia, các chủ thể kinh tế không được phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp đặc biệt . Người cư trú và không cư trú không được tựu do chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải tuân thu nghiêm ngặt chế độ quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w