Cơ cấu và tình hình sử dụng lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TẠI CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM (Trang 30 - 35)

4. Phân tích tình hình quản trị và phát triển nguồn nhân lực của công ty.

4.1.Cơ cấu và tình hình sử dụng lao động

4.1.1. Công tác tổ chức :

- Công ty hàng năm xây dựng, trình Tổng công ty duyệt tổng số

lao động, biên chế bộ máy quản lý, kế hoạch và đơn giá tiền lương. Duyệt kế hoạch lao động và biên chế bộ máy quản lý các đơn vị trực thuộc trong tổng số biên chế lao động đã được Tổng công ty duyệt . Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng, xây dựng đơn giá tiền lương sản xuất khác đăng ký với Tổng công ty. Ký kết HĐLĐ, xây dựng TƯLĐTT, nội quy lao động và kỷ luật lao động, giải quyết các tranh chấp về HĐLĐ.

- Các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm: Ký HĐLĐ theo mùa

vụ dưới 1 năm theo chỉ tiêu tuyển dụng lao động hàng năm do Công ty duyệt, thực hiện theo đúng luật lao động, được thuê lao động để thực hiện các công việc không thường xuyên.

- Công ty xây dựng dự thảo điều lệ, tổ chức hoạt động của

Công ty trình Tổng công ty phê duyệt. Duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Xây dựng quy chế phân cấp quản lý của Công ty trên cơ sở phân cấp quản lý của Tổng công ty, báo cáo Tổng công ty và tổ chức thực hiện. Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, chức danh tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu … các cán bộ thuộc diện quản lý sau:

+ Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc. + Trưởng, phó phòng Công ty

+ Trưởng phòng Kế toán các đơn vị trực thuộc.

+ Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ ngạch chuyên viên cấp chính trở lên. Xem xét đề nghị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các Giám đốc cá đơn vị trực thuộc.

- Các đơn vị trực thuộc thực hiện áp dụng mô hình cơ bản nên

trong quy chế đã quy định cho từng đơn vị, khi muốn thay đổi một đơn vị trong mô hình, hoặc thành lập một đơn vị mới thì đơn vị phải lập phương án trình Giám đốc Công ty duyệt và quyết định, hoặc uỷ nhiệm cho đơn vị quyết định. Được ra quyết định bổ nhiệm các trưởng, phó các đơn vị (sau khi ra quyết định bô rnhiệm, phải báo cáo Giám đốc Công ty) xét và quyết định nâng bậc lương cho nhân viên của đơn vị có hệ số lương từ 2,21 trở xuống (việc chuyển ngạch lương do Công ty xét duyệt). Xét và quyết định khen thưởng thi đua hàng năm, đột xuất cho tập thể, cá nhân từ Phó Giám đốc xí nghiệp, Điện lực trở xuống. Được ra quyết định thi hành kỷ luật đến hình thức kỷ luật chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn, khi xử lý kỷ luật hình thức sa thải phải báo cáo và gửi hồ sơ kỷ luật về Công ty.

4.1.2. Công tác thực hiện phát triển nguồn nhân lực

+ Hoàn thiện hồ sơ nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy- PC1 quản lý và cán bộ các đơn vị trực thuộc Điện lực năm 2007

+ Đã hoàn thành hồ sơ, quy trình giới thiệt nguồn quy hoạch cán bộ A1 diện Ban thường vụ Tỉnh ủy- Công ty Điện lực 1 quản lý và luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Điện lực, trình PC1 duyệt

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, việc lưu trữ hồ sơ tài liệu tại các đơn vị trực thuộc

+ Hoàn thành thủ tịch cho 04 CNV nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ theo quy định 306 của EVN

+ Xây dựng phương án tổ chức hoạt động, thành lập phòng Giám sát. kiểm tra công tác mua bán điện của Điện lực và thành lập phân xưởng đo lường thí nghiệm điện trình PC1

+ Thực hiện soạn thảo và ký lại hợp đồng đại lý dịch vụ điện nông thôn xã Đại Cương, Kim Bảng

+ Triển khai thực hiện rà soát chính trị nội bộ phục vụ cho công tác điều động, luân chuyển công tác đối với 06 đồng chí trường- phó các đơn vị trực thuộc Điện lực, đề bạt, bổ nhiệm mới 03 đồng chí các đơn vị phó

+ Thành lập phòng Giám sát, kiểm tra công tác mua bán điện của Điện lực, chính thức hoạt đồng từ ngày 01/07/2008

Công ty Điện lực Hà Nam có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực, đặc biệt là có đội ngũ công nhân lành nghề, có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho việc đầu tư hiện đại hoá lưói điện, cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển công ty.

4.1.3. Thực trạng về đội ngũ lao động quản lý

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các quản trị viên. Chất lượng của đội ngũ quản tri viên đóng góp một phần vô cùng quan trọng đến kết quả hoạt động của công ty.

Biểu 5: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh (theo trình độ học vấn)

TT Chức danh Trưởng Phó CM kỹ thuật CM kinh tế CM khác

ĐV công tác ĐH TC ĐH TC ĐH TC 1 Giám đốc 1 1 - - - - - 2 Phó giám đốc 0 3 3 - - - - - 3 Văn phòng công ty 1 2 1 1 - 1 - - 4 Phòng Kế hoạch 1 2 2 1 - - - - 5 Phòng Tổ chức – lao động 1 1 1 1 - - - - 6 Phòng Kỹ thuật 1 1 2 - - - - - 7 Phòng Tài chính kế toán 1 1 - - 2 - - 8 Phòng Vật tư 1 1 1 1 - - - - 9 Phòng Bảo vệ quân sự 1 1 1 1 - - - - 10 Phòng quản lý ĐTXD 1 2 2 - - 1 - - 11 Phòng Kinh doanh 1 2 2 - 1 - - - 12 Phòng KTĐN & XNK 1 0 1 - - - - - 13 Phòng Thanh tra 1 1 - - 1 - 1 -

14 Phòng Kiểm toán nội bộ 1 0 - - 1 - - -

15 Phòng QL điện nông thôn 1 1 2 - - - - -

16 Phòng BHLĐ 1 1 1 1 - - - -

17 Phòng quản lý đấu thầu 1 1 1 - 1 - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18 Phòng Thi đua tuyên truyền 1 1 - 1 - - 1 -

19 Phòng Điều độ thông tin 1 3 2 1 1 - - -

Biểu 6: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh

TT ĐV công tác Số CB Đã qua Độ tuổi Trình độ c/trị

Nữ lớp QLý 31-40 41-50 51-60 Cao cấp Cử nhân/ Sơ cấp 1 Giám đốc - 1 - - 1 - 1 2 Phó giám đốc - 3 - 3 - - 3 3 Văn phòng công ty - 1 - 2 1 1 - 4 Phòng Kế hoạch - 1 2 - 1 1 - 5 Phòng Tổ chức – lao động - 1 - 1 1 1 - 6 Phòng Kỹ thuật - 1 - 1 1 1 - 7 Phòng Tài chính kế toán 2 0 - 2 - 1 1 8 Phòng Vật tư 1 0 1 - 1 - - 9 Phòng Bảo vệ quân sự - 0 - 1 1 1 1 10 Phòng quản lý ĐTXD 1 0 - 1 2 - 1 11 Phòng Kinh doanh 1 0 1 2 - - 1 12 Phòng KTĐN & XNK 1 0 - 1 - 1 - 13 Phòng Thanh tra - 0 - 1 1 1 1

14 Phòng Kiểm toán nội bộ 1 0 - - 1 - 1

15 Phòng QL điện nông thôn - 1 - - 2 1 -

16 Phòng BHLĐ - 0 - 2 - 1 -

17 Phòng quản lý đấu thầu 1 0 - - 2 - -

18 Phòng Thi đua tuyên truyền 1 1 - 1 1 1 -

19 Phòng Điều độ thông tin - 0 1 3 0 1 -

Qua biểu 2 và biểu 5, ta thấy cán bộ chức danh có tất cả là 42 người (trên tổng số 367 lao động của cơ quan công ty), trong đó số cán bộ lãnh đạo nữ là 9, chiếm tỷ trọng 21,43% (9/42).

Trong tổng số 42 cán bộ chức danh, có 31 người được đào tạo qua đại học, như vậy tỷ lệ đại học trong cán bộ chức danh của công ty là 31/42, tương đương 73,8%; trong đó đại học kỹ thuật là 22 người, chiếm 22/31= 70,96%, đại học kinh tế là 7 người, tương đương 7/31 = 22,58%, còn lại là đại học Luật (phòng Thanh tra pháp chế) và đại học Tổng hợp khoa văn (phòng Thi đua tuyên truyền) là 2 người, tương đương (6,4%).

Bên cạnh đó, số cán bộ được đào tạo qua lớp quản lý lại chiếm tỷ trọng thấp: 10/31 = 32,25%.

Như vậy tỷ lệ cán bộ chức danh được đào tạo qua đại học còn chưa cao (73,8%). Ở công ty, đa số cán bộ chức danh có chuyên môn kỹ thuật, được chuyển sang làm công tác quản lý, trực tiếp tham gia công tác quản lý, nhưng lại chưa được đào tạo thêm về quản lý (32,25%). Trong thực tế hiện nay, vai trò quản lý ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý lại vừa là nghệ thuật, lại vừa mang tính khoa học, các nhà quản lý ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, còn cần phải có một trình độ, kỹ năng quản lý nhất định. Điều này đòi hỏi, trong tương lai, công ty phải tích cực tăng cường nâng cao và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cả về kinh tế và kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ chức danh của mình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TẠI CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM (Trang 30 - 35)