Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ (Trang 31 - 34)

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm

4.Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập

Việt Nam có lực lượng lao động lớn và tăng nhanh, đặc biệt là lao động trẻ. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao trong nhiều năm liền, tình trạng việc làm của lực lượng lao động được cải thiện. Tuy nhiên, hiện tượng việc làm của Việt Nam còn nhiều yếu kém: chất lượng việc làm thấp, năng suất lao động thấp, thị trường lao động kém phát triển…lại thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hiện trạng việc làm ở Việt Nam xấu đi. Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, vấn đề việc làm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là việc làm cho lực lượng lao động trẻ bởi đây là đối tượng tiếp thu nhanh nhất cũng như bị ảnh hưởng nhiều nhất trước những điều kiện mới. Tác động của hội nhập kinh tế thế giới với việc làm và thị trường lao động của Việt Nam được thể hiện bằng những cơ hội và thách thức chủ yếu:

4.1. Cơ hội

- Thứ nhất: Hội nhập tạo ra cơ hội có thêm nhiều việc làm có năng suất cao, trước hết là trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thông qua việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại với năng suất cao. Trên cơ sở đó Việt Nam xây dựng và phát triển được một bộ phận việc làm hiện đại với năng suất cao tác động lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với các nước về trình độ công nghệ và sớm tiếp cận được trình độ công nghệ và năng suất lao động của các nước phát triển.

- Thứ hai: Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam và ở nước ngoài ), thông qua con đường đào tạo và học hỏi, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể tiếp cận đến trình độ nguồn nhân lực cung của thế giới ( nhất là chuyên gia quản lý trong doanh nghiệp, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề…). Đồng thời thu hút mạnh FDI để phát triển giáo dục và đào tạo ở trình độ tiên tiến.

- Thứ ba: Đề hội nhập tốt nhất, Việt Nam sẽ cần có cải tiển hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý Nhà nước về lao động khiến cho việc làm và thị trường lao động vừa phản ánh đúng yêu cầu thực tế của Viêt Nam vừa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

- Thứ tư: Trong khi mở cửa hội nhập, Việt Nam cũng tiếp cận cả những kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới an sinh xã hội và hệ thống tiêu chuẩn lao động tiên tiến của thế giới, trước hết là mạng lưới bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, hệ thống định mức và chuẩn tiên tiến về vệ sinh, an toàn lao động, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi…

- Thứ năm: Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, trong đó có những thị trường là các nước phát triển có triển vọng đem lại thu nhập cao và nhờ đó đào tạo những kỹ năng và ngành nghề mới cho người lao động

4.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội từ việc hội nhập kinh tế thế giới đem lại, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức:

- Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp và nghèo có thể gia tăng. Do tác động của cạnh tranh nhiều doanh nghiệp và sản phẩm có thể bị phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất. Vì vậy, tất yếu có một bộ phận người lao động sẽ bị thất nghiệp, giảm thu nhập và trở thành người nghèo.

- Thứ hai, những khó khăn trong việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Đó là do ở Việt Nam hiện nay lực lượng lao động chưa qua đào tạo cũng … vể số lượng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lực lượng lao động, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao cũng thiếu như phần lớn lao động làm nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn. Vì vậy, khi có những nguồn vốn FDI lớn vào Việt Nam, những người này không thể đáp ứng dược yêu cầu của các nhà đầu tư, không được tuyển dụng, do đó không được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ,công chức ( bao gồm cán bộ quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực và doanh nhân của Việt Nam cũng thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý,trình độ tin học, ngoại ngữ. Việt Nam cũng đang thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và giải quyết các tranh chấp thương mại lao động.

- Thứ tư, hình thành và phát triển lao động trong nước liên thông với thị trường lao động quốc tế, trong đó người lao động nước ngoài tham gia vào thị trường lao động trong nước ở Việt Nam ngày càng nhiều, cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ gay gắt, người lao động Việt Nam nếu không đào tạo tốt về kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động, thái độ phong cách và ý thức kỷ luật lao động sẽ bị thua thiệt đối với thị trường lao động ngoài nước, Việt Nam không thể duy trì… việc xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo. Để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, Việt Nam phải tăng cường đào tạo nghề, ngoài giữ và pháp luật nước tiếp cận lao động cho những người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Thứ năm, khuôn khổ pháp lý về lao động, việc làm và thị trương lao động Việt Nam còn thiếu, có nhiều quy định lạc hậu và chưa thích ứng với các nước đối tác và quốc tế đang là những khó khăn cho việc thực hiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm và thị trường lao động

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ (Trang 31 - 34)