3 Dịch vụ nâng hạ, xếp dỡ hàng hóa 15.29.707.829 20%
2.2.2.2 Chiến lược giá
Gía cả là yếu tố duy nhất trong Marketing – mix tạo ra thu nhập, còn các yếu tố khác thì tạo ra giá thành. Gía cũng là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của Marketing – mix, trong đó nó có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm và những cam kết của kênh.
Công ty Cổ phần Thương Mại và dịch vụ vận tải Thái Hà đã xác định giá cho từng sản phẩm dịch vụ như sau:
a) Đối với dịch vụ vận chuyển:
Gía cước thực tế = giá dầu + giá vé + lương
Trong đó, giá cước đi các tuyến được Công ty Cổ phần Thương Mại và dịch vụ vận tải Thái Hà được quy định như sau:
Bảng 2.13: Đơn giá vận chuyển của một số tuyến đường
( đơn vị : đồng ) STT Tuyến đường Số lượng Đơn giá Cont 20 Cont 40 1 Hải Phòng - Hà Nội 1 2.500.000 3.000.000 2 Hải Phòng - Hưng Yên 1 1.900.000 2.100.000 3 Hải Phòng - Quảng Ninh 1 1.700.000 2.000.000 4 Hải Phòng - Xuân Mai 1 2.500.000 3.100.000 5 Hải Phòng - Phủ Lý 1 2.600.000 2.900.000
Trong đó: 20 cont tương đương 18kg hàng 40 cont tương đương 25kg hàng
( Nguồn : phòng kế toán )
ví dụ minh họa:( áp dụng trên 1 tuyến đường )
Gỉa sử Công ty nhận vận chuyển một cont hàng 40, tuyến đường là Hải Phòng – Hà Nội với giá cước kí kết với khách hàng là 3.000.000đ ( ba triệu đồng ), đã bao gồm cả VAT.
Công ty đã có những chi phí cụ thể như sau:
- giá dầu = 120 lít x 11.000 đ/lít = 1.320.000 đ
- giá vé = 3 trạm soát vé x 80.000 đ = 240.000 đ
- lương lái chính = 120.000 đ
- lương lái phụ = 80.000 đ
tổng chi phí = 1.760.000 đ
Công ty đã thu về lợi nhuận = 3.000.000 đ – 1.760.000 đ =1.240.0000 đ Trên cùng một tuyến đường Hải Phòng – Hà Nội giá của một số đối thủ cạnh tranh được thống kê như sau:
- Công ty TNHH Thương Mại và dịch vụ vận tải Hồng Hà là: 2.900.000 đ - Công ty TNHH Việt Hương là: 2.950.000 đ
Như vậy giá của Công ty cổ phần Thương Mại và dịch vụ vận tải Thái Hà đưa ra cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng không đáng kể, bởi vào tháng 12/2008, Công ty đã mua xe ôtô đầu kéo + mooc nhập từ Mỹ về ( được sản xuất năm 2006 ), đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại, song song với việc phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo.
b) Đối với dịch vụ thủ tục hải quan:
Gía thủ tục hải quan = lệ phí hải quan + phí tiếp nhận hồ sơ + phí kiểm hóa hàng
ví dụ minh họa
Công ty mở một bộ hồ sơ hải quan về mặt hàng là thiết bị máy tính giá thủ tục kí kết là 1.200.000 đ, bao gồm các phí như sau:
- lệ phí hải quan : 20.000 đ - phí tiếp nhận hồ sơ : 50.000 đ - phí kiểm hóa hàng : 400.000 đ => Gía thủ tục hải quan : 470.000 đ
=> Công ty đã thu về lợi nhuận : 730.000 đ
Với những phân tích cụ thể về giá như trên, có thể nhận thấy Công ty cổ phần Thương Mại và dịch vụ vận tải Thái Hà đã lựa chọn phương pháp định giá dựa vào chi phí, mà cụ thể là phương pháp định giá “ cộng lãi vào giá thành “, phương pháp định giá này có những ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Do Công ty có thể kiểm soát được chi phí sản xuất dễ dàng, nên phương pháp định giá này khá đơn giản và dễ tính.
- Vô hình chung, đây cũng là phương pháp được nhiểu đối thủ cạnh tranh lựa chọn, do vậy về cơ bản giá mà Công ty đưa ra không có sự chênh lệch nhiều, sẽ giảm được sự cạnh tranh về giá giữa các Công ty.
* Hạn chế:
- Với phương pháp định giá này, Công ty sẽ không chú trọng được nhiều tới nhu cầu của thị trường, cũng như nhận thức của khách hàng, do đó giá đưa ra trong một số trường hợp sẽ không thật sự hợp lý.
- Khó có thể dung hòa được sự cạnh tranh trên thị trường về giá.