Chương III: Giải pháp xúc tiến khi tham gia hội nhập khu vực kinh tế thương mại Asean.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế thương mại Asean – Việt Nam.docx (Trang 25 - 26)

thương mại Asean.

Việc Việt Nam tham gia ASEAN là một trong những hoạt động đối ngoại có tính đột phá của tiến trình triển khai đường lối đối ngoại Đổi mới - đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh những ý nghĩa và tầm quan trọng về an ninh - chiến lược và đối ngoại, tham gia ASEAN đồng thời mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích và thành công về kinh tế. Tham gia hợp tác kinh tế ASEAN thời gian qua đã không chỉ góp phần vào những thành tựu to lớn về tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trong những năm qua, từ việc khởi động tiến trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1992 đến việc ký Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) năm 1995, Hiệp định về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998, và quyết định về thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), vào năm 2015, ASEAN đã và đang khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác và tự do hoá, vì lợi ích phát triển của Hiệp hội cũng như của mỗi thành viên, nhất là trước những phát triển mới của tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Không chỉ tăng cường liên kết, tự do hoá kinh tế - thương mại trong nội bộ Hiệp hội, kể từ năm 2002 đến nay, ASEAN đã đồng thời khởi động các tiến trình đàm phán xây dựng khu vực mậu dịch tự do với một loạt đối tác - những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu của ASEAN. Với các lộ trình đàm phán hiện nay, dự kiến trong khoảng từ năm 2010 đến 2020, ASEAN sẽ hoàn tất việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc + Niu-di-lân và EU. Ngoài ra, hợp tác kinh tế giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn và quan trọng khác như Hoa Kỳ, CHLB Nga, Canada v.v.. cũng sẽ ngày một tăng cường, hướng tới khả năng liên kết và tự do hoá trong tương lai

phần quan trọng vào sự tăng hưởng và phát triển kinh tế của khu vực cũng như mỗi quốc gia thành viên.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng đã nhấn mạnh: Mặc dù tham gia muộn và với trình độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với đa số các thành viên khác, Việt Nam, về cơ bản, đã rất tích cực và nghiêm túc thực hiện các cam kết về hợp tác, tự do hoá kinh tế - thương mại của Hiệp hội, đồng thời tham gia vào các tiến trình đàm phán, thiết lập các thể chế liên kết, tự do hoá kinh tế chung của ASEAN với các Đối tác. Thứ trưởng cũng cho rằng, đối với Việt Nam, tham gia hợp tác kinh tế ASEAN không phải là tiến trình hoàn toàn thuận lợi, chỉ có những cơ hội mà không có khó khăn, thách thức. Đối với bất kỳ quốc gia, nền kinh tế nào khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đều đứng trước một tiến trình hai mặt: thuận lợi - khó khăn; cơ hội - thách thức và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Hơn nữa, tham gia hợp tác kinh tế ASEAN, Việt Nam còn có những khó khăn có tính riêng biệt, đặc thù. Đó là những khó khăn xuất phát từ một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, trình độ phát triển còn thấp, bước đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, bản thân tiến trình hợp tác, tự do hoá và hội nhập kinh tế của ASEAN cũng không phải luôn thuận lợi.

ASEAN đang phải nghiên cứu, tìm kiếm các chiến lược và giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác kinh tế của mình sao cho thật sự hiệu quả. Các tiến trình liên kết, tự do hoá kinh tế - thương mại ASEAN-Đối tác hầu hết mới ở giai đoạn khởi đầu, chủ yếu trong quá trình đàm phán nên còn nhiều khó khăn, trở ngại và chưa thể đánh giá đầy đủ giá trị và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế thương mại Asean – Việt Nam.docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w