2.6.2 Công cụ quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lí đất đai - Chương 1 (Trang 30 - 31)

Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai.'Vì vậy, Luật Đất đai 2003 quy định "Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật".

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước vềđất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từđó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Quy hoạch đất đai được lập theo vùng lãnh thổ và theo các ngành.

Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch sử dụng đất đai được lập theo các cấp hành chính, gồm: quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước, quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

-Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là quy hoạch sử dụng đất đai được lập theo các ngành như: quy hoạch sử dụng đất đai ngành nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai ngành công nghiệp, quý hoạch sử dụng đất đai ngành giao thông

1.2.6.3. Công cụ tài chính

Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội. Theo Trịnh Đình Thắng (2002), các công cụ tài chính và vai trò của nó trong quản lý nhà nước đối với đất đai như sau:

* Các công cụ tài chính trong quản lý đất đai

-Thuế và lệ phí: là công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý đất đai. Theo Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực đất đai như sau:

Thuế sử dụng đất;

Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

+ Các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.

-Giá cả: Đối với đất đai hiện nay, Nhà nước đã ban hành khung giá chung cho các loại đất cụ thể được quy định tại Nghị định số 188/20041NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủđể làm cơ sở chung cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ tính giá đất và thu thuế sử dụng đất; thu tiền khi giao đất, khi cho thuê đất, khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.

- Ngân hàng: là công cụ quan trọng của quan hệ tài chính. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ nói chung nó còn được hình thành để cung cấp vốn cho các công lệnh về khai hoang, cải tạo đất...

* Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai

Tài chính là công cụđể các đối tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.

Tài chính là công cụ mà Nhà nước thông qua nó để tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng đất đai. Các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lí đất đai - Chương 1 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)