bằng đường biển tại công ty TNHH DV-VT&TM Việt Hoa
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ lúc thành lập đến nay, cùng với nỗ lực của công ty cũng như các chính sách có lợi mà nhà nước ban hành, công ty ngày càng phát triển, song song với sự phát triển đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao nhận bằng đường biển. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng công ty cũng đã vựơt qua và đạt được nhiều thành tựu, góp một phần cho sự phát triển đất nước.
Giá trị giao nhận
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Việt Hoa.
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 GTGN đường biển 6.210 6.357 5.349 9.041 Chỉ số phát triển (%) - 102,37 84,14 169,02 Tổng GTGN toàn công ty 10.385 10.595 9.725 12.917 Tỷ trọng (%) 59,79 60,00 55,00 70,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất - Nhập Khẩu)
Hình 2.7: Biểu đồ giá trị giao nhận đường biển 2007-2010
Qua bảng số liệu về giá trị giao nhận từ năm 2007 - 2010 cho thấy tổng giá trị giao nhận năm 2009 giảm so với năm 2008 là 870 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 8,2 %. Giá trị giao nhận năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3.192 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 32,8%. Năm 2009 do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu cầu xuất nhập hàng hóa bị giảm khá mạnh, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề vận tải của công ty. Do vậy, để lôi kéo và giữ chân khách hàng, công ty đã thay đổi chính sách giá
rất nhiều để giữ chân khách hàng. Năm 2010, hoạt động của công ty đã có phần khởi sắc. Nhìn chung, mặc dù sản lượng giao nhận trong vận tải biển chiếm khá cao (hơn 70%) nhưng giá trị giao nhận lại ở mức tương đối (dao động từ 55%-70%) vì trong vận tải biển tiền cước và phí giao nhận thường thấp hơn các loại phương thức vận tải khác nhưng khối lượng hàng hóa vận chuyển lại lớn hơn gấp nhiều lần, mặc khác chi phí tăng lên trong khi cước thu lại giảm do cạnh tranh. Ngoài ra nước ta chủ yếu nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp làm gia công chế biến lắp ráp nên khối lượng hàng hoá là lớn, vì vậy khối lượng hàng hoá do Công ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng đa số hàng nhập khẩu lại theo giá CFR, CIF, nên toàn bộ cước đều do các Công ty giao nhận nước ngoài thu, còn Công ty chỉ được hưởng theo một tỷ lệ hoa hồng nào đó. Còn hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu, do đó Công ty chỉ thu được hoa hồng từ việc làm đại lý và các chi phí phát sinh như: chi phí giao dịch, bến bãi....
Thị trường giao nhận
Trong quá trình hoạt động công ty đã ngày càng vươn ra nhiều thị trường mới thay vì một số ít thị trường ở khu vực Đông Nam Á như trước đây.
Khu vực Châu Á thì Nhật là thị trường giao nhận lớn của công ty, ngoài ra các thị trường khác cũng giữ vai trò quan trọng. Các thị trường ở dạng tiềm năng như Indonexia, Malaixia... đang dần được khai thác, đầu tư XNK hàng hóa, thị trường Đài Loan cũng đang dần ngày càng chiềm vị trí cao.
Khu vực Châu Âu: Chủ yếu là các nước thuộc khối EU: Italia, Hunggari... Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Cuba.
Qua đó cho thấy công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng thị trường giao nhận, có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, vươn ra nhiều thị trường mới trên thế giới.
Mặt hàng giao nhận
Vì là một công ty dịch vụ nên hàng giao nhận của Việt Hoa cũng rất đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên một số mặt hàng mà công ty thực hiện nghiệp vụ giao nhận chủ yếu đó là: hàng dệt may, nông sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử..
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng giao nhận đường biển tại công ty Việt Hoa Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mặt hàng 2008 2009 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dệt may 1.872 29,45 1.520 28,42 2.585 28,59 Máy móc thiết bị 1.583 24,90 1.195 22,34 2.141 23,68 Nông sản 1.251 19,68 1.124 21,01 1.995 22,06
Linh kiện điện tử 1.082 17,02 1.008 18,84 1.602 17,72
Mặt hàng khác 569 8,95 502 9,38 718 7,95
Tổng 6.357 100,00 5.349 100,00 9.041 100,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất - Nhập Khẩu)
Từ bảng số liệu về các mặt hàng giao nhận, ta thấy giá trị của các mặt hàng giao nhận cao nhất vào năm 2010 tương ứng 9.041 triệu đồng và thấp nhất vào năm 2009 tương ứng 5.349 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị giao nhận của công ty. Tuy nhiên công ty cũng biết tận dụng những thế mạnh của mình cùng với các chính sách có lợi của chính phủ nên đã nhanh chóng phục hồi tốt vào năm 2010.
Nhìn chung hàng dệt may chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu mặt hàng giao nhận của công ty, đây là mặt hàng thế mạnh của công ty. Đặc biệt là trong những năm gần đây, hàng dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, không chỉ góp phần mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn mang lại doanh thu của các công ty vận tải. Các mặt hàng nông sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, các mặt hàng khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu mặt hàng giao nhận, những mặt hàng này cũng góp phần mang lại nguồn thu lớn cho công ty. Tóm lại về cơ cấu mặt hàng
giao nhận của Việt Hoa khá ổn định và ngày càng có chiều hướng tăng hơn về giá trị và tỷ trọng.
Thu nhập và quyền lợi nhân viên
Việt Hoa thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên theo dựa vào cấp bậc của nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện kinh doanh của công ty.
Với số lao động khoảng 300 người và thu nhập bình quân của người lao động 2,85 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu của cấp quản lý trong công ty
Tổng GĐ : 21.000.000đ/tháng Phó tổng GĐ : 12.500.000đ/tháng Trưởng phòng: 8.500.000 đ/tháng
Công ty cũng thực hiện đầy đủ các chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thực hiện thưởng lương tháng 13, hàng năm đều tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát trong nước,...
Công ty tổ chức làm việc từ thứ 2- thứ 6, thứ 7 chỉ làm buổi sáng. Nhân viên được nghỉ lễ và tết 9 ngày theo quy định của Bộ lao động và được hưởng nguyên lương. Công ty cũng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.
2.2.3.2.Những mặt còn hạn chế
Tính thời vụ của hoạt động giao nhận
Thực tế hoạt động giao nhận của Việt Hoa vẫn mang nặng tính thời vụ, các hoạt động chủ yếu chỉ tập trung vào 6 tháng cuối năm, mà hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty là hoạt động phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên sẽ chịu sự ảnh hưởng của thị trường xuất nhập khẩu, những thời điểm khác trong năm hoạt động giao nhận của công ty gặp nhiều khó khăn.
Tính thời vụ làm cho hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng và quý không đồng đều. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công ty về việc phải sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị và trả lương cho người lao động mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên làm việc, gây khó khăn cho nhân viên cũng như nhận thức không đúng về nghề nghiệp. Để khắc phục khó khăn này đòi hỏi phải có sự nỗ lực hợp tác từ nhiều phía, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn sự
thông cảm, tin tưởng của khách hàng. Có sự hợp tác với nhau như vậy mới góp phần ổn định được nguồn hàng, đảm bảo nguồn thu nhập cho mỗi bên.
Trình độ đội ngũ nhân viên chưa cao
Mặc dù với đội ngũ nhân viên được đánh giá là khá tốt về nghiệp giao nhận và kinh nghiệm cao nhưng so với các công ty khác trong nước và trên thế giới thì trình độ của đội ngũ nhân viên công ty Việt Hoa vẫn còn nhiều mặt yếu kém và cần phải đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Điều này thể hiện cụ thể rằng nhân viên giao nhận của công ty đã lên đến 25 người nhưng chỉ hơn 10 người am hiểu nghiệp vụ, còn lại chỉ phụ làm thêm việc đơn giản hơn hoặc một khâu trong quá trình giao nhận, như vậy sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt động giao nhận mà trong giai đoạn hiện nay mỗi công ty. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì luôn đối mặt với những cạnh tranh gay gắt từ phía đối thủ cạnh tranh để tạo dựng niềm tin cho khách hàng lựa chọn dịch vụ của mình.
Phương tiện vận chuyển, kho bãi chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải
Mặc dù công ty có phương tiện vận tải nhưng vẫn ít ỏi, chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu chuyên chở hàng hoá của Công ty, cho nên khi lượng hàng hóa nhiều công ty vẫn phải thuê phương tiện vận tải từ bên ngoài, như vậy sẽ tăng thêm chi phí trong quá trình giao nhận.
Ngoài ra lượng hàng hàng hóa về các cảng khá lớn gây ra tình trạng ùn tắt hàng ở cảng và làm tăng chi phí chuyên chở, đồng thời điều kiện giao thông Tp HCM không cho phép chuyên chở hàng trong giờ cao điểm. Đây là một khó khăn cho doanh trong hoạt đông XNK trong thời gian tới. Hệ thống kho bãi của công ty chưa đủ lớn nên với lô hàng có khối lượng lớn công ty phải thuê kho bãi bên ngoài, điều này gây bất lợi với công ty: tốn thời gian và chi phí để thuê kho bãi.
Thị phần giao nhận còn hạn chế
Mặc dù hoạt động khá lâu trong ngành vận tải nhưng thị phần của Việt Hoa cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với thị trường giao nhận hiện nay. Song song với việc nước ta mở rộng cửa hội nhập thế giới thì các công ty giao nhận nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, vì vậy mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khó khăn hơn nhiều. Hiện nay khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà giá cước chào ra
cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Thế nhưng các công ty nước ngoài hầu hết đều chiếm ưu thế về lĩnh vực này nhờ nguồn vốn lớn với trình độ công nghệ tốt hơn nên thường chào mức giá thấp hơn nhiều.
Dù công ty hoạt động lâu năm nhưng công ty không có chương trình chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên và chưa có những sự ưu đãi, quan tâm đặc biệt đối với những khách hàng lớn và quen thuộc.
2.2.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận
Tình hình chung thế giới
Trong những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động to lớn. Bao gồm chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế... đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới cũng như cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Những diễn biến và xu hướng của thương mại quốc tế sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong nền kinh tế thế giới. Ở phương diện quốc gia, nắm bắt được những hiện tượng này rất cần thiết trong việc hoạch định chính sách để đưa nền kinh tế tiến sâu vào quá trình hội nhập toàn cầu một cách có hiệu quả.
Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Kéo theo đó ngành giao thông vận tải cũng phải chịu ảnh hưởng, công ty Việt Hoa cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này.
Biến động thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường biển như mưa, bão có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho hàng hoá trên tàu hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan. Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,...Chính vì vậy sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và thời tiết.
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách nhiệm cho người giao nhận.
Giá cả vận tải biển có nhiều biến động
Một trong những nhân tố tác động đến khách hàng cũng như hoat động giao nhận đó là tình hình giá cả vận tải và các chi phí phát sinh cho dịch vụ hàng hải. Giá cả là một trong những nhân tố hết sức nhạy bén và chủ yếu tác động đến tình hình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp. Hầu hết các công ty đều tự quy đinh mức giá dịch vụ trên cơ sở chi phí và mức giá chung trên thị trường, vì vậy mà mức giá này luôn thay theo đổi tùy từng thời điểm khác nhau và tùy tùng công ty mà mức giá đưa ra cũng khác nhau. Điều này cũng xuất phát từ việc hiện nay nhà nước chưa có một quy định cụ thể nào về việc ổn định một mức giá chung. Ngoài ra, trong những giai đoạn khó khăn các công ty không ngần ngại giảm giá dịch khá thấp nhằm tìm kiếm khách hàng nên cũng gây cho Việt Hoa không ít khó khăn khi phải chấp nhận hòa vốn hoặc chịu lỗ để giữ chân khách hàng.
Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ
Những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập toàn cầu thì nhu cầu về giao nhận ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù còn sơ khai, song thị trường giao nhận đã có sức hấp dẫn. Cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp và 25 trên 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh dưới nhiều hình thức. Điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngành rất cao. Hơn nữa, do áp lực cạnh tranh và thiếu hẳn những dịch vụ giá trị gia tăng, giá trở thành công cụ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp giao nhận. Mặc khác ngành giao nhận nước ta còn khá non trẻ so với thế giới và phát triển một cách tự phát. Doanh nghiệp phát triển nhiều về số lượng nhưng chênh lệch trình độ giữa trong nước và nước ngoài là khá lớn, giá cả lại không ổn định giữa các thời điểm khác nhau. Chính vì vậy mà mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt hơn. Một số công ty giao nhận của nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, họ tận dụng những lợi thế này nhằm tìm kiếm những công ty có năng lực làm việc yếu hơn để làm cho họ hoặc mua lại các công ty giao nhận của Việt Nam để kinh doanh, gây khó khăn cho ta trong khâu quản lý.
.3. Đánh giá về tình hình hoạt động của công ty TNHH DV VT-TM Việt Hoa
.3.1. Thuận lợi
- Chính sách mở cửa của nhà nước trong những năm gần đây tác động khá lớn đến