Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu rủi ro trong dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

IV. Giải pháp phòng tránh rủi ro

2.Nhóm giải pháp vi mô

2.1 Đối với ngân hàng

a. Nâng cao năng lực về giao dịch điện tử: tìm hiểu và tuân thủ các luật, quy định của nhà nước về giao dịch điện tử.

b. Cần tuyển đội ngũ chuyên gia giỏi về tin học, công nghệ thông tin

Ngân hàng cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thanh

toán điện tử của ngân hàng (thiết kế trang web quảng cáo sản phẩm, xây dựng quy trình chuẩn cho việc giao kết hợp đồng điện tử…) và giải quyết các vấn đề kỹ

thuật phát sinh (như vius tấn công, có biện pháp phòng ngừa tội phạm tin học) c. Đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật

Thứ nhất là về máy móc, ngân hàng phải được trang bị các máy tính và các thiết bị

kỹ thuật (như các thiết bị mạng) đạt đủcác điều kiện kỹ thuật;

Thứ hai là truyền thông, ngân hàng phải có một đường truyền dẫn dữ liệu ổn định,

nhanh, chính xác. Đểcó được điều này, cần phải có sựđầu tư thích đáng, đầu tư cơ

sở hạ tầng công nghệthông tin và đầu tư nguồn nhân lực. d. Có kỹnăng bảo mật các hợp đồng điện tử

Ngân hàng phải có một phương pháp quản lý dữ liệu thích hợp nhằm đảm bảo tính bảo mật cho các hợp đồng điện tử. Khi hoạt động ký kết hợp đồng diễn ra qua mạng Internet, một thế giới ảo không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được vì vấn đềnày càng được nhấn mạnh. Nhiều khi đây là nhân tố quyết định thành bại

trong kinh doanh, đảm bảo uy tín cho ngân hàng và có được sự tin tưởng từ phía

khách hàng, đối tác. Hợp đồng trong thương mại điện tử sẽ không thể phát triển một khi người tham gia chưa an tâm về công tác bảo mật.

Kỹ năng bảo mật này không phải chỉ được đặt ra đối với ngân hàng, với các cán bộ kinh doanh mà là đối với mọi thành viên của ngân hàng. Vì vậy, nếu muốn giao kết hợp đồng điện tửthành công, lãnh đạo ngân hàng phải giáo dục ý thức bảo mật cho mọi cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, ngân hàng phải chủđộng xây dựng cơ

chế bảo mật và cơ chế giám sát việc thực thi cơ chế bảo mật đó. Sẽ là rủi ro không

lường nếu tội phạm lừa đảo, tiết lộ thông tin, ăn cắp bí mật… lại do chính thành viên trong nội bộ ngân hàng thực hiện.

e. Ngân hàng cần có cơ chế hữu hiệu chống lại vius và sự thâm nhập

Internet là một hệ thống thường xuyên thay đổi. Những nhược điểm của nó có thể xuất hiện và những dịch vụ, những giải pháp mới có khảdĩ khắc phục được

khó khăn có thể nảy sinh sẽra đời. Mặc dù hệ thống an toàn đã có tiến bộ, nhưng

những người sử dụng mạng vào mục đích lừa đảo, kể cả những kẻ quấy rối, vẫn

thường thâm nhập và gây nhiễu loạn hoạt động của mạng. Do đó việc bảo vệ

những thông tin trên mạng và những dữ liệu truyền đi bằng một hệ thống an toàn linh hoạt sẽ có thể thích ứng với sựthay đổi của tình hình.

Có ba cách để phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về an toàn máy tính: có cấu bảo vệ kiểm tra như tên gọi và mật khẩu, thẻ thông minh, dụng cụ đo lường

đều có thểđược sử dụng để tiếp cận những dữ liệu nhạy cảm hoặc thiết bị an toàn.

Cơ cấu bảo vệ bộ lọc đường truyền là một bộ phận đặt ngay giữa máy chủ và mạng

để phong toả những cuộc truyền không mong muốn nhưng vẫn chấp nhận những cuộc truyền khác.

f. Có hiểu biết đầy đủ về những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết hợp đồng

điện tử

Như phần trên đã phân tích, mặc dù chưa hoàn hảo nhưng những quy tắc pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử và đang từng bước được xây dựng, được hoàn thiện. Có rất nhiều quy định mới, phức tạp cần phải nắm bắt, hiểu và vận dụng vào thực tế. Vì vậy, trước khi giao kết hợp đồng điện tử, các ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử. Sự hiểu biết về pháp luật sẽ tạo cho các ngân hàng năng lực tự phân tích, tự

Sự nắm vững các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử sẽ giúp các ngân hàng thận trọng hơn, chủ động hơn khi gặp những rủi ro, những “sự cố” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về kỹ thuật cũng như rủi ro.

g. Hướng dẫn sử dụng rõ ràng, hiệu quả về các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để khách hàng có kiến thức sâu sắc về chuyên môn, am hiểu cách thức hoạt động của thanh toán điện tử và phòng tránh rủi ro đáng có.

2.2 Đối với khách hàng

- Lựa chọn ngân hàng phát hành và nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán uy tín - Lựa chọn ngân hàng dựa vào sự cung cấp đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin

trên trang chủ

- Chọn ngân hàng có trang chủ với các công cụ hỗ trợ giảm thiểu rủi ro

- Tìm hiểu những công cụ hỗ trợ của các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng thanh toán, nhà cung cấp dịch vụ cổng thông tin để hiểu rõ hơn về giao dịch điện tử - Yêu cầu ngân hàng phải bảo mật những thông tin cá nhân của mình, không

được sử dụng khi không có sự cho phép

- Yêu cầu ngân hàng phải cung cấp cho khách hàng một hay nhiều password nhằm bảo mật các giao dịch

- Yêu cầu các dữ liệu trong bất cứ giao dịch nào phải được mã hóa nhằm đảm bảo sự bí mật

- Sử dụng chữký điện tử - là một công cụ bảo mật an toàn nhất hiện nay - Phải cẩn thận, tránh sơ sót để lọt thông tin của mình ra bên ngoài

Một phần của tài liệu rủi ro trong dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)