1. Đối với những tài sản hình thành trong tương lai:
Các hợp đồng giao dịch bảo đảm đối với tài sản được hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ bảo đảm được xác định trong tương lai không được công chứng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của các NHTM. Vấn đề là cách hiểu quy định về “đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật” đến nay chưa có sự hướng dẫn, giải thích từ các cơ quan chưc năng. Một quan chức phụ trách hoạt động công chứng của Bộ tư pháp cho rằng, nếu đối tượng các hợp đồng, giao dịch bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thì nên ghi rõ trong hợp đồng, giao dịch đó là vật bảo đảm được hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ được hình thành trong tương lai, đồng thời nêu rõ căn cứ để hình thành nghĩa vụ dân sự và phần nào tài sản bảo đảm đó để chứng minh rằng trong tương lai nghĩa vụ / tài sản đó sẽ được hình thành đúng và đầy đủ theo cam kết trong hợp đồng bảo đảm, thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
2. Định giá TSBĐ:
Ngân hàng cần có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, cần tập trung về một cơ quan để việc đăng ký thực hiện được thống nhất. Mở kênh riêng hoặc lập trang Web thông tin pháp lý về tài sản và quyền sử dụng đất, nhà ở để các tổ chức tín dụng được truy vấn các thông tin này nhằm tiết kiệm thời gian.
Phải có đội ngũ cán bộ có khả năng chuyên môn về thẩm định giá và luôn nâng cao năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng.
Định giá theo giá thị trường. 3. Xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay:
Nếu khách hàng không bị khởi tố về hành vi phạm tội, ngân hàng có thể xử lý theo cách sau:
+ Ngân hàng thoả thuận với khách hàng để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên.
+ Ngân hàng có thể chủ động áp dụng một trong các phương thức xử lý sau: bán, ủy quyền cho tổ chức đấu giá; ủy quyền hoặc chuyển giao tài sản cho tổ chức có chức năng mua tài sản để bán; nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả cho bên bảo lãnh.
Nếu chủ sở hữu bị khởi tố về hành vi phạm tội: để tạo điều kiện cho ngân hàng xử lý TSBĐ thu hồi vốn vay cho ngân hàng được thuận tiện, nhanh chóng và đúng chế độ qui định, nếu sau hai lần giảm giá mà vẫn không bán được thì có thể giải quyết bằng cách “ Nếu sau hai lần giảm giá mà vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận lại tài sản để xử lý công khai theo qui định của pháp luật, nếu giá trị tài sản thực tế bán được lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì người được thi hành án có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch cho cơ quan thi hành án”.
4. Đăng ký giao dịch bảo đảm:
Tin học hoá hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng cần phải nhận biết được tất cả các thay đổi và các lợi ích, các cơ hội kinh doanh cho vay có được từ các thay đổi đó.
Đổi mới về pháp luật giao dịch bảo đảm sẽ có tác động hơn đến sự phát triển kinh tế nếu được kết hợp đồng bộ với việc hoàn thiện các thể chế pháp lý có liên quan cũng như được hỗ trợ trong việc thực thi.
Ngoài việc đổi mới về pháp luật, Việt nam cũng cần phải có một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hoạt động hiệu quả. Các tổ chức tín dụng cần được tiếp cận với các thông tin chính xác một cách nhanh chóng để phục vụ quá trình ra quyết định cho vay của mình. Do đó, các ngân hàng cũng đề xuất hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm cần tập trung về một cơ quan để thực hiện đăng ký được thống nhất. Một hệ thống đăng ký thống nhất trực tuyến sẽ tăng cường mạnh mẽ, hiệu quả luồng thông tin và tạo điều kiện thuận lợi chotất các các bên có liên quan.
5. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Cần xây dựng quy trình cho vay với điều kiện cho vay, thẩm định hồ sơ thủ tục riêng, phù hợp với loại hình doanh nghiệp này và phải khác cho vay đối với Tổng công ty, dự án lớn.
Cần mở rộng cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không phải bảo đảm tài sản.
Cần đẩy mạnh thông tin tín dụng, nhất là đối với việc tạo lập dự án, thủ tục vay vốn kết hợp với việc xây dựng hệ thống tính điểm, phân loại khách hàng để khuyến khích trả nợ đúng hạn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tài liệu Năm xuất
bản
Tên tác phẩm Nhà xuất bản
01 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hàng thương mại
2009 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Trường Đại học Kinh tế TP - Trường Đại học Kinh tế TP HCM NXB Đại học Quốc gia TP HCM 02 Nghị định 1999 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ Chính Phủ 03 Thông tư 2000 Thông tư 06/2000/TT-NHNN1
ngày 04/04/2000
Ngân hàng nhà nước
04 Quyết định 2007 Quyết định 5885/QĐ-PC ngày 08/10/2007 08/10/2007
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam