- Tiếp tục theo dõi động thái tái sinh tại khu vực nghiên cứu trong những năm tiếp theo để có thể đánh giá được động thái tái sinh của QXTVR, làm cơ sở mô phỏng mô hình động thái tái sinh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống, tính chất thổ nhưỡng và các yếu tố hoàn cảnh khác chi phối đến động thái tái sinh.
- Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của các loài quý hiếm, từ đó đề xuất giải pháp lâm sinh phù hợp.
- Nghiên cứu động thái tái sinh ở lỗ trống, nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của kích thước, hình dạng, lịch sử hình thành lỗ trống đến tái sinh lỗ trống.
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Đắc Triển, Trần Văn Con (2013), Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 24 năm 2013, tr 97 - 103.
2. Nguyễn Đắc Triển (2014), Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên loài Sao mặt quỷ (Hopea mollissima) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 15 năm 2014, tr 124-128.
3. Nguyễn Đắc Triển, Bùi Thế Đồi, Phạm Minh Toại, Ngô Thế Long (2014), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh lỗ trống rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 19 năm 2014, tr 122-128.
4. Nguyễn Đắc Triển, Trần Văn Con, Đỗ Anh Tuân (2014), Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 21 năm 2014, tr 109-114.
5. Nguyễn Đắc Triển, Ngô Thế Long, Bùi Thế Đồi (2015), Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh dưới tán rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 01 năm 2015, tr 118-123.