Cấu tạo và đồng phân
R–CHO + H–C N→ R–CH(CN)(OH)
• Điều chế
Hidroxianua được điều chế bằng cách đun nóng ở 500oC và dưới áp suất một hỗn hợp gồm CO và NH3 với chất
xúc tác là Thori dioxit (ThO2)
CO + NH3 → HCN + H2O
Trong phòng thí nghiệm, HCN có thể điều chế bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch NaCN xuống dung dịch H2SO4 nóng và có nồng độ vừa phải:
• Độc tính
Hidro xianua là chất hết sức độc, hàm lượng được phép trong không khí là 0,0003 mg/l. Ngoài các đường hô hấp và tiêu hóa, HCN có thể đi vào cơ thể con người bằng cách thấm qua da.
Khi bị nhiễm độc nhẹ, người cảm thấy nhức đầu, nôn mửa, tim đập mạnh. Khi bị nhiễm độc nặng, người mất cảm giác, bị nghẹt thở, có thể đi đến ngừng hô hấp và chết vì tim ngừng đập.
Những trường hợp say hay chết vì ăn sắn (khoai mì) là do trong sắn có một lượng rất nhỏ HCN.
Cấu tạo và lí tính
Xianua là muối của axit xianhidric, là tên gọi của các hợp chất cực độc có ion CN−. Ion CN− có cấu tạo:
[ :C ≡ N: ]−
Muối xianua cũng như HCN, đều rất độc. Trong các xianua, chỉ xianua kim loại kiềm và kiềm thổ là tan nhiều còn các xianua khác đều ít tan. Riêng Hg(CN)2
tan nhiều trong nước và hầu như không bị ion hóa.
Hóa tính
• Là muối của axit rất yếu, xianua tan bị thủy phân mạnh
ở trong dung dịch:
CN− + H2O ↔ HCN + OH−
• Vì thế dung dịch có phản ứng kiềm và có mùi của
hidroxianua. Những muối NaCN và KCN ở trạng thái
rắn, khi để trong không khí cũng có mùi của HCN vì
chúng bị phân hủy chậm bởi khí CO2
KCN + CO2 + H2O → HCN + KHCO3
• Khi có mặt oxi, ion CN− có thể tác dụng với Vàng kim
loại nhờ tạo thành phức chất tan
• Trong những muối xianua, chỉ có NaCN và KCN được dùng nhiều vào việc khai thác vàng từ quặng.
• Những phản ứng của ion CN− giống nhiều với phản ứng của ion halogen.
• Chẳng hạn như tạo nên với ion Ag+ kết tủa ít tan AgCN (giống ion Cl− tạo nên kết tủa ít tan AgCl). Nhờ vào phản ứng này để nhận biết sự có mặt của ion CN−
• Ion CN− không có màu nên các muối xianua nói chung không có màu.
• Do có số electron bằng số electron của phân tử CO và có cặp electron tự do ở C, ion CN− cũng tạo nên nhiều phức chất bền với kim loại chuyển tiếp.
• Vd: những phức chất K2[M(CN)4], trong đó M là Ni,
Pd và Pt hóa trị II. Những phức chất.K4[M(CN)6], trong đó M là Mn, Fe, Co hóa trị II.
• Nhiều muối xianua kim loại nặng không tan trong
nước nhưng tan trong dung dịch xianua kim loại kiềm
tạo thành phức chất.
• Những phức chất của xianua thường bền hơn phức chất của halogennua.
• Muối xianua cũng như HCN đều có tính khử. Khi đun nóng dung dịch, muối xianua bị oxi trong không khí oxi hóa thành xianat:
NaCN + O2 → 2NaCNO
• Khi đun sôi, dung dịch xianua kết hợp với S tạo thành
tioxianat.