2. Doanh thu có thuế Tr đ 143.4257 94.743 48.6827 51
STĐ TL (%) 1 Giá vốn hàng bán Tr đ 105.779 60.074 45.705 76
1. Giá vốn hàng bán Tr đ 105.779 60.074 45.705 76.08 2. Hàng tồn kho bình quân Tr đ 32.202 10.578 21.624 204.42 3. Vòng quay hàng tồn kho (=1/2) Lần 3.28 5.68 -2.4 -42.25 4. Kỳ luân chuyển HTK (=360/3) Ngày 109.85 63.38 46.47 73.32
Từ bảng trên ta thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng hàng tồn kho của năm 2008 so với năm 2007. Do đó, vòng quay hàng tồn kho năm 2008 giảm so với năm 2007, giảm 2.4 lần, tương ứng tỷ lệ giảm 42.25%, kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 46.47 ngày, tương ứng tỷ lệ tăng 73.32%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho
công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính cho kì kinh doanh tiếp theo. Tỉ trọng hàng tồn kho tăng lên làm ảnh hưởng đến công tác bảo quản hàng tồn kho. Nó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về tài chính của công ty vì công ty phải trích ra một phần lớn hơn nữa lợi nhuận để làm công tác bảo quản hàng tồn kho của công ty.
Vì là công ty kinh doanh trong lĩnh vực ô tô nên hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn là một điều dễ hiểu vì ở nước ta hiện nay thì ô tô vẫn là mặt hàng xa xỉ và chịu thuế tương đối cao, số lượng người sử dụng ô tô trong giao thông còn nhỏ. Tuy vậy, công tác quản lý hàng tồn kho còn những hạn chế nhất định với những nguyên nhân cụ thể đã phân tích ở trên. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang, thành phẩm, hàng hóa tăng lên với tỷ lệ lớn vào cuối năm và chiếm tỷ trọng lớn làm cho Công ty bị ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất tiếp theo. Công ty cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ các hợp đồng đã kí với khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.
2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.
Hiệu quả sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng nói lên trìn độ tổ chức quản lý của một công ty. Việc tổ chức và quản lý có mang lại mức doanh thu hoặc lợi nhuận cao hay không chính là việc sử dụng vốn cao hay thấp.
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu Đv Cuối năm Đầu năm
So sánh
STĐ TL
1 Doanh thu thuần Tr đ 130.387 86.130 44.257 51.382 LN gộp về bán hàng Tr đ 24.608 16.055 8.553 53.27 2 LN gộp về bán hàng Tr đ 24.608 16.055 8.553 53.27 3 3 LN từ HĐKD Tr đ 3.343 1.031 2.312 224,3 4 LN trước thuế Tr đ 6.227 369 5.858 1587, 5 5 LN sau thuế Tr đ 5.368 341 5.027 1474, 2 6 VLĐ bình quân Tr đ 96.458 48.773 47.685 97.77 7 Số vòng quay VLĐ (7)=(1):(6) Lần 1.35 1.76 -0.41 -23.3 8 Kỳ luân chuyển VLĐ (8)=360:(7) Ngày 266.67 204.54 62.13 30.37 5 9 Hàm lượng VLĐ (9)=(6): (1) % 74 57 17 29.8 10 TSLN bán hàng VLĐ (10)=(2):(6) % 25.5 32.9 -7.4 -22.5 11 TSLN HĐKD VLĐ (11)=(3):(6) % 3.5 2.1 1.4 66.67 12 TSLN trước thuế VLĐ (12)=(4):(6) % 6.4 0.76 5.64 742.1 13 TSLN sau thuế VLĐ (13)=(5):(6) % 5.56 0.7 4.86 694.3
Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu thuần và VLĐ bình quân đều tăng nhưng do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của VLĐ nên làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ. So với năm 2007 thì trong năm 2008 số vòng quay VLĐ giảm nhưng giảm không đàng kể (giảm 0,41 lần), tương ứng với tỷ lệ 23.3%. Điều này làm cho kỳ luân chuyển vốn tăng lên 62 ngày, tương ứng với tỷ lệ 30.375%. Từ đó có thể làm giảm hiệu quả việc sử dụng VLĐ, tác động đến độ tăng của doanh thu thuần và sự biến động của VLĐ bình quân.
Hàm lượng VLĐ trong năm 2007 là 57%, năm 2008 là 74%, có nghĩa một đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.57 đồng VLĐ trong năm 2007 và 0.74 đồng VLĐ trong năm 2008. Hàm lượng VLĐ của Công ty tăng lên nhưng tăng với tốc độ không đáng kể (tăng 17%).
+ TSLN bán hàng VLĐ đã giảm 32.9 % năm 2007 xuống còn 25.5% năm 2008. Tức là một đồng VLĐ góp phần tạo ra 0.329 đồng lợi nhuận (trước thuế) của hoạt động bán hàng năm 2007, tương ứng với 0.255 đồng năm 2008. Sự giảm này là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng có tăng (tăng 53.273 %) nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của VLĐ (tăng 97.77%)
+ TSLN hoạt động kinh doanh VLĐ tăng 1,4%, tức là một đồng VLĐ năm 2008 tăng 0,014 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu khả quan của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng tỷ suất này thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bán hàng trên VLĐ. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong 2 năm vừa qua lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty chưa cao.
+ TSLN trước thuế VLĐ đã tăng 5.64% năm 2008 so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 742.1%, TSLN sau thuế tăng 4.86% năm 2008 so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 694.3%. Cho thấy sự ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận khác đến tổng lợi nhuận của Công ty, trong năm 2008 Công ty đã thu được 2.884 triệu đồng từ lợi nhuận khác.
Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy là trong năm 2008 công ty đã có nhiều cố gắng nhất là trong khâu bán hàng,công ty đã có chính sách bán hàng trả góp làm cho số lượng ô tô bán ra tăng lên so với năm 2007,việc quản lí thực hiện sản xuất các hợp đồng đã kí kết cũng tăng lên, chính vì thế mà lợi nhuận của công ty đã tăng lên so với năm 2007.
2.2.6. Những vấn đề đặt ra trong viếc tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ ở công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC.
Trong năm vừa qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển, đi sâu vào ngành nghề kinh doanh truyền thống và mở rộng thêm một số ngành nghề khác góp phần vào những thành tựu đáng kể của Công ty. Năm qua, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 5.027 triệu đồng, tăng so với năm trước 1474,2% và đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ CNV. Tuy
nhiên, qua việc phân tích và đánh giá ở trên cho chúng ta thấy còn nhiều vấn đề cần đặt ra mà nhà quản lý cần phải giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, ổn định vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể:
Thứ nhất: Công ty mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong điều kiện vốn tự có chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Do vậy Công ty phải đi vay từ các tổ chức tín dụng, khách hàng và vay nội bộ (hơn 70%) để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. Điều này làm cho hệ số nợ của Công ty là rất cao và chi phí sử dụng vốn lớn, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và rủi ro tài chính.
Thứ hai: Khả năng thanh toán của Công ty là không cao do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn tăng lên là do Công ty đã tài trợ toàn bộ VLĐ bằng nguồn vốn ngắn hạn thậm chí một phần tài sản dài hạn cũng được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản phải trả vì vào những lúc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có thể phải bán, thế chấp tài sản dài hạn để trả nợ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề là Công ty phải quản lý nợ ngắn hạn thật tốt để nâng cao khả năng thanh toán hơn nữa và giảm chi phí lãi vay tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính hơn nữa. Mặt khác, đây cũng là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét, điều chỉnh lại chính sách tài trợ vốn của mình. Nếu chính sách tài trợ vốn không hợp lý, cho dù sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm đến đâu thì vẫn có thể mất an toàn về tài chính.
Thứ ba: Một lượng vốn lớn của Công ty bị chiếm dụng chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Điều này dẫn đến gây ứ đọng vốn trong thanh toán, làm chậm tốc độ luân chuyển VLĐ và phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho việc theo dõi, thu hồi nợ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Nhìn chung chưa có các khoản nợ quá hạn nhưng công tác thu hồi nợ trong năm qua là chưa tốt. Mặt khác, Công ty cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và các đối tác để giảm các khoản trả trước cho người bán.
Thứ tư: Lượng hàng tồn kho tăng lên trong khi vòng quay hàng tồn kho lại giảm. Như vậy, cho thấy là giá vốn hàng có tăng nhưng lượng hàng tồn kho tăng quá nhanh. Nếu những năm tiếp theo hàng tồn kho không được giải phóng thì Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên gây khó khăn cho việc phân tích, xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ của Công ty. Thành phẩm tồn kho tăng lên cho thấy rằng đây là một vấn đề mà Công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ.
Nhìn chung ở Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC xét trên một góc độ nào đó thì tình hình kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng VLĐ nói riêng là chưa cao. Cho nên trong thời gian tới, Công ty cần phải có những biện pháp thích hợp, có sự cố gắng của toàn công ty để làm ăn có hiệu quả hơn nữa, đưa Công ty phát triển và ngày càng đi lên.