Hiện tượng áp lực nhóm:

Một phần của tài liệu cong nghe thuc pham (Trang 43)

II. Những hiện tượng tâm lý trong nhóm và tập thể

5. Hiện tượng áp lực nhóm:

Hiện tượng áp lực nhóm là hiện tượng cá nhân từ bỏ ý kiến ban đầu của mình để nghe theo hoặc tuân thủ theo ý kiến của người khác. Hiện tượng áp lực nhóm chia thành hai dạng là tính khuôn phép và tính vâng theo.

Tính khuôn phép:

Tính khuôn phép là sự thay đổi một ứng xử để cá nhân đáp ứng với những sức ép của một nhóm, bằng cách đồng ý với việc thực hiện những chuẩn mực cá nhân được đề nghị hay áp đặt.

Khuôn phép có hai loại:

- Khuôn phép bên trong: cá nhân hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục.

- Khuôn phép bên ngoài: Cá nhân tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính hình thức, còn trên thực tế anh ta chống lại ý kiến của nhóm.

Tính khuôn phép sinh ra là do hoàn cảnh cô lập của đối tượng, nếu phá bỏ được sự cô lập có thể giảm bớt tỷ lệ tính khuôn phép.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính khuôn phép: - Đặc điểm của cá nhân:

+ Năng lực: những cá nhân có năng lực, thấy mình đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, tính khuôn phép thường thấp; Những cá nhân năng lực thấp, thấy mình không thể hoàn thành nhiệm vụ thường dựa nhiều vào nhóm để lấy thông tin từ nhóm làm căn cứ đưa ra các quyết định của mình, nghĩa là tính khuôn phép cao.

+ Giới tính: Nói chung nữ tính khuôn phép cao hơn nam, nghĩa là nữ dễ từ bỏ ý kiến của mình để nghe theo người khác hơn nam giới.

+ Tính khuôn phép tăng theo qui mô của nhóm cho đến khi nhóm đạt đến 4 người thì giảm xuống. Đây là một căn cứ để thành lập êkíp lãnh đạo chỉ nên có 3 hoặc 5 người.

+ Khi trong nhóm xuất hiện một cá nhân không nghe theo ý kiến nhóm (kẻ lệch lạc) tính khuôn phép giảm xuống; Nếu kẻ lệch lạc lại là người lãnh đạo và lãnh đạo từ bên ngoài tổ chức thì tính khuôn phép giảm rất nhanh, thậm chí mất hẳn.

- Đặc điểm của hoàn cảnh: Khi hoàn cảnh khó khăn, nhiệm vụ phức tạp, khó hoàn thành tính khuôn phép cao; ngược lại khi hoàn cảnh thuận lợi, nhiệm vụ dễ dàng tính khuôn phép thấp.

Tính vâng theo:

Vâng theo là sự thay đổi ứng xử qua đó một cá nhân đáp lại một mệnh lệnh đến từ một uy quyền hợp pháp bằng sự phục tùng.

Tính vâng theo sẽ mất nếu mệnh lệnh mất đi uy quyền hoặc tính hợp pháp.

Trong trạng thái "tay sai", nghĩa là khi một uy quyền đã được nhận biết thì đối tượng nhận mọi cái từ uy quyền và đón nhận rất ít cái đến từ người khác. Uy quyền trở thành nguồn biết ơn và xét đoán đạo đức của đối tượng. Cá nhân không cảm thấy mình chịu trách nhiệm về những hành vi do uy quyền đòi hỏi.

Nguyên nhân sinh ra tính vâng theo là do con người có sự nhập tâm phục tùng, do đã được dạy dỗ từ bé là phải biết vâng lời.

Một phần của tài liệu cong nghe thuc pham (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)