Chương V: Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và xây dựng mô hình thay đổi hướng đi qua nút giao thông cùng mức ở Hà Nội (Trang 42)

Kết quả nghiên cứu đối với nút giao Nguyễn Chí Thanh – Đường Láng – Trần Duy Hưng cho thấy rằng giải pháp bịt nút sẽ giúp nâng cao khả năng thông qua nhưng cũng khiến cho thời quãng đường mà xe phải đi qua nút tăng lên nhưng lại giảm được thời gian đi qua nút do tốc độ được cải thiện. Kết quả này phù hợp với thực tế quan sát.

Do phương pháp mô phỏng phụ thuộc chặt chẽ vào số liệu đầu vào, bao gồm số lượng và thành phần xe vào nút, nên chỉ có thể khẳng định rằng kết quả trên chỉ phù hợp với trường hợp nghiên cứu chứ không thể khái quát cho tất cả các nút khác được. Thực tế cũng đã chứng tỏ rằng lưu lượng và thành phần xe sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thông qua của nút, do đó điều này giải thích được tại sao giao thông trong một số nút trở nên tồi tệ hơn khi triển khai bịt nút trong khi một số nút lại mang có được hiệu quả tốt.

Hệ số quy đổi xe máy về xe con tiêu chuẩn trong quy trình chỉ phù hợp với dòng xe không qua nút, do đó đối với mỗi nút, cần tiến hành xác định hệ số quy đổi riêng tương ứng với điều kiện về dòng xe thực tế của nó.

Phương pháp mô phỏng có thể dùng để xác định được cụ thể các thông số liên quan đến các đặc trưng của nút, cho dù đó là nút đơn hay là cả một hệ thống các nút liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó có thể khẳng định rằng cần sử dụng phương pháp mô phỏng để nghiên cứu tính toán cụ thể trước khi đưa ra giải pháp tổ chức giao thông mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và xây dựng mô hình thay đổi hướng đi qua nút giao thông cùng mức ở Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w