Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (Trang 24 - 32)

2.3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank

Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, và hoạt động cho vay, rộng hơn là hoạt động tín dụng, là một mảng chủ yếu của hoạt động ngân hàng, nó luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của ngân hàng. Một ngân hàng tốt là một ngân hàng cân đối tốt cơ cấu của thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng.

Hiểu được điều đó, Habubank luôn hướng tới một cơ cấu tốt giữa thu nhập tín dụng và phi tín dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà Habubank quên hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng, đó là hoạt động tín dụng, bao gồm huy động vốn và cho vay vốn. Tính đến 31/12/2008, dư nợ cho vay của Habubank đã là 9.510 tỷ đồng, tăng 0,97% so với năm 2007, và đóng góp hơn 70% cho tổng thu nhập của Ngân hàng. Nên nhớ rằng, năm 2008 là năm diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và Việt Nam không thể nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng đó.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách với cơ cấu lãi suất linh hoạt, phù hợp, hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng cũng chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đặc biệt các sản phẩm dành cho khối khách hàng cá

nhân. Các sản phẩm có gắn với bảo hiểm như “An tín tiêu dùng” – cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là khách hàng của Habubank, “An cư nhà mới” – cho vay mua nhà, cùng với các loại hình đã có sẵn như cho vay mua ô tô trả góp, cho vay kinh doanh chứng khoán niêm yết đã được các khách hàng đánh giá cao. Ngân hàng cũng thực hiện thí điểm việc kết hợp với các công ty cung ứng hàng hóa để cho các khách hàng vay mua hàng trả góp để hoàn thành sản phẩm trước khi áp dụng rộng rãi.

Tiện ích của hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank:

o Hỗ trợ từ 50% đến 70% tổng chi phí mua sắm;

o Trả góp hàng tháng, hàng quý tuỳ theo nguồn thu nhập của mình hoặc trả một lần;

o Không cần quá lo lắng về việc hoàn trả vốn vay trong thời gian ngắn do đã lựa chọn thời hạn linh hoạt;

o Trả lãi suất cạnh tranh, hợp lý;

o Vay nhanh chóng với thủ tục và hồ sơ đơn giản.

Điều kiện đối với khách hàng:

o Năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự đầy đủ;

o Thu nhập hợp pháp và ổn định, đủ khả năng trả nợ, chứng minh được nguồn gốc trả nợ;

o Tài sản đảm bảo khoản vay và có 30% đến 50% kinh phí tham gia vào kế hoạch vay vốn.

Một số loại hình cho vay tiêu dùng tại Habubank:

 Mua nhà đất trả góp : dành cho các cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thực sự và có hộ khẩu thường trú tại địa phương Habubank có trụ sở giao dịch. Đối tượng là nhà đất và các tài sản trên đất, các căn hộ mua mới của các công ty kinh doanh nhà.

 Mua ôtô trả góp : dành cho các cá nhân mua ôtô mới 100% đủ điều kiện đăng ký biển số tại các địa phương Habubank có trụ sở giao dịch hoặc các địa phương Habubank cho phép.

 Kinh doanh chứng khoán niêm yết: Habubank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhà đầu tư chứng khoán cho các hoạt động như: mua bán, chuyển nhượng các loại cổ phiếu, trái phiếu niêm yết tại sàn giao dịch hay trên thị trường OTC trên cơ sở cầm cố chứng khoán.

 Cho vay có tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá: Quý khách đang sở hữu các giấy tờ có giá nhưng chưa đến kỳ hạn tất toán, có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, kinh doanh có thể sử dụng dịch vụ cho vay có tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá tại Habubank.

2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank

2.3.2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp

Cũng giống như hầu hết các Ngân hàng TMCP khác ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội luôn xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các đơn vị ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân. Thực tế cho thấy Ngân hàng đã và đang đi đỳng định hướng này. Bảng số liệu trờn đó cho thấy rừ điều đú, khỏch hàng cỏ nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ cho vay của toàn Ngân hàng.

Bảng 2.3.2.1: Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (giai đoạn 2006-2008)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

So sánh

2006-2007 Năm 2008 So sánh

2007-2008 Số

tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho

vay 1.772 3.391 1.619 91,37 3.224 -167 -4,92

DN ngoài Quốc

doanh 1.057 2.344 1.278 121,7 2.224 -119,4 -5,09

DN Nhà nước

175,07 340,4 165,4 94,5 323,7 -16,77 -4,93

DN có vốn đầu

tư nước ngoài 24,99 35,27 10,28 41,13 32,24 -3,03 -8,59

Kinh tế tập thể

18,78 34,25 15,47 82,37 33,21 -1,04 -3,04

Cho vay

cá nhân 468,6 601,5 132,8 28,35 580,32 -21,24 -3,53

Các ngành khác

28 34,93 6,93 24,75 29,99 -4,94 -14,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Biểu đồ 2.3.2.1: Tỷ trọng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tăng trong giai đoạn trước 2007, đây là giai đoạn “bùng nổ” của thị trường cho vay, nhưng đến năm 2008 thì bị giảm xuống, mặc dù là tương đối

ít. Việc giảm xuống này là do tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng thắt chặt cho vay, đặc biệt là đối với cho vay cá nhân, lĩnh vực mà các ngân hàng rất khó kiểm soát chất lượng tín dụng, và Habubank cũng không phải là ngoại lệ, hoạt động cho vay tiêu dùng gần như bị “xếp xó”. Tuy nhiên, như đã phân tích ở các phần trên, sau tình trạng lạm phát vào nửa đầu năm, đến nửa sau của năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào thiểu phát, cộng với việc nhu cầu mua sắm vào thời điểm cuối năm có “ấm” lên đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng nói chung và Habubank nói riêng khởi động trở lại hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân. Thêm vào đó, Chính phủ cũng đã bắt đầu có những biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ mức lãi suất cơ bản xuống dần. Những tác động này đã phần nào giúp cho các ngân hàng nói chung và ngân hàng Nhà Hà Nội nói riêng hạn chế việc sụt giảm dư nợ cho vay cá nhân trong năm 2008.

2.3.2.2.Dư nợ cho vay tiêu dùng

Trong quá trình cho vay, các ngân hàng vừa phải đảm bảo có lãi vừa phải đảm bảo mang lại lợi ích cho khách hàng. Điều này rất khó thực hiện, đòi hỏi các ngân hàng trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và quan trọng là làm sao xác định được mục đích vay vốn của khách hàng là gì? Sử dụng như thế nào? Các rủi ro nào có thể dự đoán trước? Đó chính là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được vốn gốc và lãi đúng thời hạn, còn người tiêu dùng thì thỏa mãn được nhu cầu của mình. Sau đây chúng ta sẽ xem xét tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay cá nhân, và xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.3.2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ cho vay cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ cho vay cá nhân 468,6 601,5 580,32

Dư nợ cho vay tiêu dùng 345,26 468,2 468,89

Tỷ trọng (%) 73,68 77,85 80,8 Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng (%)

0,72 1,12 1,01

Tỷ lệ nợ xấu 1,95% 2,6% 2,1%

(Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng tăng dần theo các năm, cả về giá trị tương đối lẫn giá trị tuyệt đối. Đặc biệt là trong năm 2008, mặc dù dư nợ cho vay cá nhân giảm, nhưng dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn tăng 0,69 tỷ đồng so với năm 2007. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng chú ý hơn đến mảng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân.

Cũng theo bảng trên, ta thấy được đã có sự tiến bộ trong việc kiểm soát nợ xấu và nợ quá hạn. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngân hàng, cho thấy công tác nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận ở một khía cạnh khác. Đó là trong năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tất cả các ngân hàng đều thực hiện thắt chặt cho vay và kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng, từ đó cũng góp phần giúp hạn chế tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong năm 2008.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội thực hiện phân loại nợ căn cứ vào điều 7 Quyết định 493, phân loại nợ căn cứ vào Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã xây dựng. Theo cách đánh giá này, nhiều lúc các khoản nợ quá hạn bị coi là nợ xấu theo quy định ở điều 6, thì theo điều 7 chưa chắc đã là nợ xấu. Có nghĩa là, nhiều khoản nợ mặc dù đã quá hạn, nhưng theo đánh giá của Ngân hàng, khách hàng là người có đầy đủ khả năng trả nợ nhưng vì một lý do nào đó mà khách hàng không trả được món nợ thì khoản nợ đó chưa chắc đã là nợ xấu. Nhưng nhiều khoản vay, đặc biệt là các khoản vay trung & dài hạn, các khách hàng vẫn trả lãi và gốc đầy đủ song theo đánh giá của Ngân hàng, khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ vì những lý do chủ quan của chính khách hàng: rủi ro lien quan tới đạo đức của người trả lương cho khách hàng; việc giảm quy mô, vốn chủ sở hữu… làm Ngân hàng đánh giá không tốt về khách hàng cũng sẽ

làm các khoản vay xếp vào nhóm nợ xấu. Quan hệ với Ngân hàng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng, nếu khách hàng trả nợ đúng hạn cũng chưa chắc đã là khách hàng tốt.

Chính nhờ hệ thống này mà khách hàng của Ngân hàng sẽ chú ý hơn đến bản thân mình, để Ngân hàng có cách đánh giá tốt hơn, tạo điều kiện để khách hàng vay vốn Ngân hàng một cách dễ dàng.

2.3.2.3. Lãi cho vay thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Cùng với sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong thời gian qua, lãi thu được từ hoạt động này cũng tăng lên tương ứng, chiếm một phần lớn trong doanh thu từ hoạt động cho vay cá nhân trong phòng bán lẻ, cũng như đóng góp quan trọng vào doanh thu hàng năm từ hoạt động tín dụng của Habubank.

Bảng 2.3.2.3: Thu lãi cho vay tiêu dùng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng thu lãi cho vay 230 463 550

Thu lãi cho vay cá nhân 60,83 82,14 99

Thu lãi cho vay tiêu dùng 46,29 67,93 81,67

Thu lãi CV tiêu dùng/CV cá nhân (%) 76,1 82,7 82,1

(Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Bảng số liệu trên cho ta thấy thu lãi từ cho vay nói chung và từ hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của Habubank trong những năm gần đây đều tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay cá nhân cũng tăng dần theo từng năm. Nếu năm 2006, mức thu lãi từ cho vay tiêu dùng chỉ là 46,29 tỷ đồng và chiếm 76,1% trong thu lãi cho vay cá nhân, thì chỉ sau một năm, các chỉ số này đã là 67,93 tỷ đồng và 82,7%, và đến năm 2008, thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã lên tới 81,67 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trong năm 2008 lại giảm xuống so với năm 2008. Nguyên nhân của việc sụt giảm này được giải thích là do Ngân hàng chủ trương phát triển các sản phẩm phi tín dụng để

đem lại thu nhập bù đắp cho khoản lợi nhuận bị cắt giảm từ việc hạn chế cho vay, trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều biến động gây khó khăn đối với việc cho vay truyền thống. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động cho vay ngày càng được nâng cao và sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của Ngân hàng nhằm ứng phó với những biến động khó lường của thị trường.

Cho vay tiêu dùng nếu so với tình hình cho vay chung của ngân hàng (bao gồm cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp) thì có thể chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ nhưng thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động này trong thời gian qua, ta thấy rằng tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng trong tương lai sẽ rất lớn bởi nó mở ra một thị trường mới với lượng khách hàng ngày càng đông đảo hơn, đặc biệt khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Hội sở chính Ngân hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w