Giản đồ Maxwell Cremona:

Một phần của tài liệu Cơ học kết cấu I - Chương 2 (Trang 39 - 41)

II. Xác định nội lực trong các thanh dàn:

b. Giản đồ Maxwell Cremona:

Để vẽ giản đồ nội lực, cần thống nhất một số quy ước và tiến hành theo các bứoc sau:

* Bước 1: Xác định phản lực tại các gối tựa: Thường tiến hành theo phương pháp giải tích đã biết.

* Bước 2: Phân miền bên ngoài và bên trong dàn.

- Miền bên ngoài dàn: là những miền nằm bên ngoài chu vi dàn và được giới hạn bởi các ngoại lực. Miền bên ngoài dàn được đánh bằng các chữ cái a, b, c...thuận chiều kim đồng hồ quanh chu vi dàn.

- Miền bên trong dàn: là những miền được gới hạn bằng các thanh dàn. Miền bên trong dàn được đánh bằng các chữ số liên tục 1, 2, 3...

- Cách đọc tên ngoại lực: tên của ngoại lực được đọc bằng hai chỉ số biểu thị hai miền hai bên ngoại lực và đọc thuận chiều kim đồng hồ quanh chu vi dàn.

Ví dụ: Lực VA đọc là a-b.

- Cách đọc tên nội lực: tên của nội lực được đọc bằng hai chỉ số biểu thị hai miền hai bên thanh. Muốn đọc nội lực trong một thanh, đứng tại mắt có chứa thanh đó và đọc tên của hai miền hai bên thanh thuận theo chiều kim đồng hồ quanh mắt đang đứng.

Ví dụ:lực dọc trong thanh FB nếu đứng tại F đọc là 2-1; nếu đứng tại B đọc là 1- 2.

Chú ý: - tên nội lực phụ thuộc vào vị trí đứng

- mỗi miền sau này chính là một đỉnh của đa giác lực trên giản đồ.

* Bước 3:Vẽ đa giác lực của ngoại lực theo tỷ lệ xích tự chọn. Khi vẽ, không dùng dấu véc tơ (mũi tên) để biểu diễn lực mà ghi trên đó hai chỉ số tương ứng với cách đọc tên ngoại lực. Chỉ số đầu biểu thị gốc, chỉ số sau biểu thị ngọn.

Chú ý:đa giác lực phải tự khép kín. * Bước 4: Vẽ đa giác lực của nội lực.

Nguyên tắc chung: để xác định một đỉnh (của 1 miền) nào đó trên đa giác lực ta cần biết trước hai đỉnh (của hai miền lân cận) trên đa giác. Từ hai đỉnh đã biết, kẻ hai đường thẳng song song với hai thanh dàn gới hạn bởi miền đã biết và miền cần tìm. Giao điểm chính là đỉnh (của 1 miền) cần tìm.

Ví dụ: Xác định đỉnh 1 (miền 1) trên đa giác.

Hai miền lân cận đã biết trên đa giác là a, c. Qua a, kẻ đường song song với AB, qua c kẻ đường song song với AF. Giao điểm chính là 1.

* Bước 5:Xác định giá trị và chiều của nội lực trong các thanh dàn.

- Muốn xác định nội lực trong thanh i-k, ta chỉ việc đo chiều dài của đoạn i-k tương ứng trên giản đồ theo tỷ lệ xích vừa vẽ.

- Muốn xác định dấu của nội lực trong thanh i-k, ta chỉ việc đứng tại tại mắt có chứa thanh i-k và đọc tên của nội lực trong thanh thuận theo chiều kim đồng hồ quanh mắt đang đứng. Quan sát trên giản đồ, nếu nó có chiều hướng vào mắt là lực gây nén và ngược lại.

Ví dụ: lực dọc trong thanh FB.

+ Giá trị chính là đoạn 1-2 trên giản đồ.

+ Dấu: Nếu đứng tại F thì sẽ đọc là 2-1 và quan sát trên giản đồ thấy hướng ra xa mắt F nên là lực gây kéo.

*Chú ý:

- Đối với những dàn mà không thể thực hiện tách mắt để vẽ (do có không đảm bảo việc tách mắt sao cho số ẩn không vượt quá 2), ta có thể sử dụng các phương pháp giải tích để xác định trước lực dọc trong một số các thanh dàn trước khi vẽ.

- Nếu ngoại lực nằm bên trong dàn, tìm cách đưa ra ngoài chu vi dàn trước khi thực hiện. Ví dụ hệ trên hình (H.39f). 4 A VA =3 HA =1 b Ba V C =2 C 1 c F d E 2 3 5T e 1T D c b 4 º a d e //AF //AB 1 //FB //FE 2 //AF //ED 3 //BD b c e d a H.39d H.39e Đa giác ngoại lực

P

P

Û

§ 5. HỆ GHÉP

I. Phân tích hệ:

Một phần của tài liệu Cơ học kết cấu I - Chương 2 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)